Các nhà khoa học dự đoán các lỗ thủng tầng ozone ở Bắc bán cầu cũng như các vị độ tầm giữa sẽ khôi phục hoàn toàn vào những năm 2030, dựa trên đánh giá đầu tiên về lỗ thủng tầng ozone từ năm 2014.
Nghiên cứu có tên "Đánh giá Khoa học về Sự suy giảm Tầng Ozone Năm 2018," được đăng bởi Liên Hợp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới vào tuần trước, đã nhấn mạnh vào sự suy giảm của các chất gây ăn mòn ozone, đây chính là nguyên nhân cho sự phục hồi của tầng ozone. Nghiên cứu này được triển khai bốn năm một lần, với mục đích theo dõi hoạt động của tầng ozone và đưa ra những đánh giá mới nhất về tầng ozone tính từ năm 2014.
Tầng ozone là một lớp bảo vệ che chở cho sự sống trên Trái Đất khỏi các tia tử ngoại nguy hiểm từ Mặt Trời.
Tỷ lệ hồi phục của tầng ozone luôn dao động từ 1 đến 3% kể từ năm 2000. Các nhà khoa học ghi nhận sự cải thiện này nhờ Hiệp ước Montreal, một hiệp ước đã 30 tuổi đời với mục đích giảm thiểu sử dụng chlorofluorocarbon (còn gọi là CFC) cùng các chất làm suy giảm tầng ozone khác từ các loại bình xịt, hệ thống làm lạnh và một số thiết bị khác.
Tác động của Hiệp ước Montreal được dự đoán sẽ phát triển mạnh hơn vào năm tới nhờ có bản sửa đổi Kigali, được đề ra nhằm cắt giảm mạnh hơn các chất khí ăn mòn tầng ozone trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ và các sản phẩm khác tương tự.
Các nhà khoa học cho biết tầng ozone ở Nam nán cầu cũng sẽ sớm hồi phục vào những năm 2050, và sau đó là đến các vùng cực vào những năm 2060.
Các tìm kiếm này được báo cáo vào khoảng thời gian gần một tháng sau khi phát hành báo cáo về thay đổi khí hậu của Hội đồng Liên chính phủ - miêu tả tác động hủy diệt của sự tăng nhiệt độ vào mức 2 độ C lên môi trường. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres gọi khám phá này là một "tiếng gọi thức giấc động trời."
Các nhà khoa học cho biết bản sửa đổi Kigali có thể giúp làm giảm nhiệt độ Trái Đất khoảng 0,4 độ; giữ ở dưới mức 2 độ nguy hiểm.
"Hiệp ước Montreal được coi như một trong những hiệp ước đa phương thành công nhất trong lịch sử là có lý do," theo Erik Solheim, người đứng đầu Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc, trong một thông cáo báo chí. "Sự kết hợp tinh vi của khoa học cùng các hành động dựa trên sự hợp tác trên cơ sở của Hiệp ước trong suốt hơn 30 năm nhằm khôi phục tầng ozone của chúng ta chính là lý do bản sửa đổi Kigali đem lại rất nhiều hứa hẹn cho các hoạt động về khí hậu trong tương lai."
Tuấn Phong
Theo Space Daily