supernova DES15E2mlf

Mười tỷ năm trước, một ngôi sao lớn phát nổ - và giờ đây các nhà thiên văn học đã thu được chớp sáng cổ xưa của nó. Đây có thể là supernova sớm nhất từng được phát hiện.

Theo một họp báo của Đại học California Santa Cruz, supernova này sáng hơn tất cả các sao trong thiên hà của chúng ta cộng lại. Độ sáng đó có thể được sinh ra từ vị trí đặc biệt của nó trong lịch sử vũ trụ: một thời điểm được gọi là "giữa trưa của vũ trụ".

Supernova này được ký hiệu là DES15E2mlf. Nó xảy ra trong một thiên hà có khối lượng lớn hơn các thiên hà có chứa những vụ nổ supernova siêu sáng từng được quan sát trước đây. Những dự kiện này thường có xu hướng xảy ra trong những thiên hà nhỏ hơn và nghèo kim loại, chứa những ngôi sao cũng nghèo kim loại - những thiên thể hình thành sớm, khi vũ trụ mới trải qua vài thế hệ sao. Tuy nhiên, vì thiên hà chủ tồn tại ở thời điểm rất sớm nên mặc dù lớn như vậy nhưng nó cũng nghèo kim loại, cho phép xảy ra những vụ nổ supernova siêu sáng. Sự kiện mới được phát hiện này xác nhận rằng các supernova có thể xảy ra từ giai đoạn sớm, cho thấy rằng các sao sớm có thể có đủ khối lượng để sau đó tự phá hủy trong một vụ nổ khổng lồ sáng hơn những supernova thông thường.

Điều này cũng đồng thời có thể cho chúng ta biết thêm nhiều điều về cách mà các thiên hà hình thành. Hầu hết thiên hà ở thời điểm sớm đó không chỉ nhẹ hơn những thiên hà chúng ta thấy ngày nay mà chúng còn nhỏ hơn. Hiểu về cách các sao nặng hình thành và chết đi trong tất cả các loại thiên hà có thể cho chúng ta biết thêm về lịch sử của chính thiên hà Milky Way nơi chúng ta đang sống - một thiên hà cũng từng nghèo kim loại.

Bryan
Theo Astronomy