Một nhóm các nhà vật lý thiên văn đến từ nhiều quốc gia đứng đầu bởi Peter Garnavich, giáo sự vật lý thiên văn Đại học Notre Dame đã thu được hình ảnh của hai supernova vào thời điểm chúng đang bùng nổ.
Sử dụng kính thiên văn không gian Kepler, nhóm nghiên cứu đã dành 3 năm để quan sát 50 nghìn tỷ sao mới mục tiêu tìm kiếm cơ hội quan sát được sóng xung kích siêu âm chạm tới bề mặt của chúng sau vụ nổ ở lõi sao. Lần đầu tiên, sóng cực mạnh từ một sao siêu khổng lồ đang phát nổ đã được phát hiện ở bước sóng biểu kiến.
Các sao có khối lượng từ 10 đến 20 lần khối lượng Mặt Trời thường phồng to thành các sao siêu khổng lồ trước khi kết thúc cuộc đời trong các vụ nổ supernova. Các sao này lớn tới mức toàn bộ quĩ đạo của Trái Đất có thể dễ dàng đặt gọn bên trong lòng chúng. Khi những ngôi sao nặng như vậy đốt cháy hết nhiên liệu ở trung tâm, lõi của chúng suy sập trở thành sao neutron và một sóng xung kích siêu âm phóng ra phá vỡ toàn bộ ngôi sao.
Các nhà khoa học dự đoán rằng có một chớp sáng rất mạnh (thuật ngữ khoa học gọi là "shock breakout") khi sóng xung kích chạm tới bề mặt ngôi sao.
"Chớp sáng này kéo dài khoảng một giờ, do đó bạn cần rất may mắn hoặc phải nhìn liên tục vào hàng triệu ngôi sao để thấy được một lần", Garnavich nói.
Vào năm 2011, hai trong số những sao siêu khổng lồ đỏ đã phát nổ trong khi đang được Kepler quan sát. Sao đầu tiên là KSN 2011a, nó là một sao có kích thước lớn gấp 300 lần Mặt Trời của chúng ta và cách Trái Đất khoảng 700 triệu năm ánh sáng. Sao thứ hai là KSN 2011d có kích thước gấp khoảng 500 lần Mặt Trời và cách chúng ta khoảng 1,2 tỷ năm.
Những supernova như vậy được xếp vào nhóm II, chúng bùng phát khi ngôi sao đã cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân và sụp đổ do sự chiếm ưu thế của lực hấp dẫn.
Hiểu về bản chất vật lý của những vụ nổ như vậy cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách mà các hợp chất hoá hoạc cũng như chính bản thân sự sống được rải trong không gian và thời gian ở thiên hà Milky Way của chúng ta.
Kính thiên văn không gian Kepler nổi tiếng với những khám phá về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, một số trong đó có thể có điều kiện phù hợp để làm bến đáp cho sự sống. Nhưng Kepler cũng có thể nhìn vào các thiên hà phía xa bên ngoài Milky Way. Một nhóm các nhà vật lý thiên văn từ Đại học Notre Dame, Maryland, Berkeley và Australia đã "Khảo sát ngoại thiên hà Kepler", viết tắt là KEGS với mục đích chính là sử dụng khả năng của Kepler để quan sát các thiên hà và supernova.
Bryan
Theo Science Daily