JWST-ER1

Các nhà thiên văn đã báo cáo về việc phát hiện một thiên hà mới nhờ quan sát của Kính thiên văn không gian James Webb, những quan sát này là một phần của khảo sát COSMOS-Web. Đối tượng được phát hiện này được đặt số hiệu JWST-ER1, một thiên hà không hoạt động khổng lồ và đậm đặc. Phát hiện này đã được công bố ngày 14 tháng 9 dưới dạng đợi in trên arXiv.

Europa

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST) vừa cho thấy sự có mặt của carbon dioxide ở vệ tinh Europa của Sao Mộc, làm tăng thêm khả năng về việc thế giới nước lạnh giá này có thể có sự sống.

Terzan 12

Cụm sao cầu Terzan 12 - một tập hợp sao lớn, liên kết chặt chẽ lấp đầy trong khung hình của bức ảnh này được chụp bởi Kính thiên văn Không gian Hubble của NASA/ESA. Cụm sao cầu này, nằm sâu trong thiên hà Milky Way và thuộc chòm sao Sagittarius, có nghĩa là nó bị bao phủ bởi khí và bụi, đây là tác nhân hấp thụ và làm thay đổi ánh sáng của các sao phát ra từ Terzan 12.

starshade

Cuộc đua tìm kiếm những hành tinh dạng Trái Đất có thể cho phép sự sống đang diễn ra. Chúng ta đã bắt đầu với việc quan sát khí quyển của những ngoại hành tinh lớn nằm trong vùng sống được, như nhóm các hành tinh dạng hycean (các hành tinh được bao phủ bởi đại dương), những đột phá quan trọng nhất có thể đến với sự phát triển của công nghệ kính thiên văn chuyên dụng tiên tiến hơn. Một trong những thiết kế mới sử dụng một thiết bị là "starshade" - một tấm chắn có mục đích che bớt ánh sáng của một ngôi sao ở xa, cho phép chúng ta quan sát trực tiếp các ngoại hành tinh của nó. Vậy liệu công nghệ như vậy đã đủ để quan sát rõ ràng các hành tinh xa xôi?

NGC 3156

Bức ảnh đẹp như mơ này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy thiên hà có tên là NGC 3156. Thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 73 triệu năm ánh sáng, thuộc chòm sao nằm trên bán thiên cầu Nam Sextans.