Từ trường của các sao lùn đỏ có thể tấn công các hành tinh xung quanh như Trái Đất, để lại sự sống vốn rất dễ bị tổn thương phơi ra dưới các bức xạ từ không gian.

Một nghiên cứu mới tính toán ảnh hưởng của hoạt động mây tới khí hậu đã làm tăng gấp đôi số lượng các hành tinh có khả năng sinh sống quay quanh sao lùn đỏ, loại sao phổ biến nhất trong vũ trụ.

Nếu bạn có một cỗ máy thời gian cho phép bạn tới bát cứ thời điểm nào trong quá khứ, bạn sẽ chọn lúc nào? Đa số người ta sẽ muốn về thời kì của khủng long với hi vọng chiêm ngưỡng một con T-Rex, nhưng với rất nhiều nhà thiên văn học, thời điểm mong muốn lại là khoảng 4,5 tỷ năm trước, khi Hệ Mặt Trời hình thành.

Các nhà khoa học sử dụng một máy dò và thu ion cực nhỏ để nghiên cứu tỉ lệ hydro-deuterium trong các tảng đá trên Mặt Trăng và Trái Đất. Họ đã rút ra kết luận: Nước trên Mặt Trăng không phải đến từ sao chổi mà đã có ở Trái Đất 4.5 tỉ năm trước, khi một vụ va chạm lớn làm bắn nguyên liệu từ Trái Đất ra để tạo thành Mặt Trăng.

Các nhà khoa học đang có những kết quả đầu tiên tuần này trong một thí nghiệm tìm kiếm những dấu hiệu của vật chất tối ở dạng các bong bóng nhỏ. Các nhà khoa học sẽ cần phân tích thêm để khẳng định có phải vật chất tối đã gây ra những bong bóng đầu tiên trong thí nghiệm COUPP-50 tại phòng thí nghiệm khoa học dưới mặt đất SNOLAB ở Ontario, Canada hay không. Vật chất tối chiếm khoảng hơn 90% toàn bộ vật chất trong vũ trụ, nhưng các kính thiên văn của chúng ta lại không thể quan sát được nó.