- Chi tiết
- Vũ Dũng
- Tin tức
Những mô hình ba chiều của các thiên thể mà các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu có thể phức tạp một cách khó tin. Chúng bao gồm từ những lỗ đen nơi mà thậm chí cả ánh sáng cũng không thoát ra được cho đến kích thước thực sự của vũ trụ. Nhưng không phải mọi thực thể đều nhận được đủ sự quan tâm để phát triển mô hình hoàn chỉnh của nó, dù vậy chúng ta có thể chính thức bổ sung thêm một mô hình vô cùng phức tạp sau vào trong danh sách. Các nhà thiên văn học tại Đại học Arizona đã phát triển mô hình của VY Canis Majoris, một sao siêu siêu khổng lồ đỏ, nó có thể là ngôi sao lớn nhất trong Milky Way. Và họ sẽ sử dụng mô hình đó để dự đoán về cái chết của ngôi sao này.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA đã chụp ảnh cụm thiên hà lớn này bằng máy ảnh trường rộng số 3 gắn trên kính. Cụm thiên hà có tên là Abell 1351 và nằm trong khu vực của chòm sao Ursa Major (Gấu Lớn).
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một tên lửa đang lao vào Mặt Trăng hồi năm ngoái. Vụ va chạm cuối cùng đã xảy ra vào mùng 4 tháng 3 năm nay, và mới đây vệ tinh thăm dò Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA đã phát hiện thấy hố va chạm để lại sau sự kiện này.
- Chi tiết
- Hồng Anh
- Tin tức
Môi trường có độ mặn cực kỳ cao, lạnh giá và gần như không có oxy nằm phía dưới lớp băng vĩnh cửu của dòng suối Lost Hammer (trên đảo Axel Heiberg thuộc vùng Nunavut) ở High Arctic (tức chỉ các phần lãnh thổ nằm trong vòng Bắc Cực) của Canada tương tự như môi trường ở một số nơi nhất định trên Sao Hỏa. Vì thế, nếu bạn muốn biết thêm về các loại dạng sống mà có thể đã từng tồn tại - hoặc vẫn đang tồn tại - trên Sao Hỏa thì đây là một nơi tuyệt vời để tìm hiểu.
- Chi tiết
- Vũ Dũng
- Tin tức
Các nhà thiên văn học tại Vương quốc Anh đã công bố một nghiên cứu về cách mà các thiên hà giống như Milky Way của chúng ta được hình thành trong khoảng thời gian hơn 10 tỷ năm trong vũ trụ, thông qua sự va chạm của rất nhiều thiên hà riêng biệt.