Tối 31 tháng 1 năm nay, người quan sát tại Việt Nam có thể theo dõi trọn vẹn nguyệt thực toàn phần. Đây là một trong hai nguyệt thực mà ở Việt Nam chúng ta sẽ quan sát được năm nay và cũng là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất của toàn bộ năm 2018.

Sunspot

Những vết đen trên bề mặt của Mặt Trời xuất hiện và biến mất theo chu kỳ 11 năm, được gọi là chu trình của Mặt Trời. Chu trình này được gây ra bởi cơ chế giữa từ trường, đối lưu và sự quay của Mặt Trời. Tuy nhiên, hiểu biết của chúng ta về bản chất vật lý thực sự bên trong cơ chế này vẫn còn rất kém hoàn thiện.

Tabby star

Một nhóm hơn 200 nhà nghiên cứu, với sự tham gia của Giáo sư Jason Wright ở khoa Thiên văn học và Vật lý thiên văn Đại học bang Pennsylvania và đứng đầu bởi Tabetha Boyajian ở Đại học bang Louisiana đã tiến gần thêm một bước trong việc làm sáng tỏ bí ẩn phía sau "ngôi sao bí ẩn nhất vũ trụ".

NGC 5256

Một đám hỗn độn màu sắc và ánh sáng nhảy múa qua thiên hà có hình dạng khác thường NGC 5256. Những đám “mây khói” bung ra theo mọi hướng và vùng lõi chiếu sáng vùng hỗn độn của khí và bụi xoáy qua trung tâm thiên hà. Cấu trúc kỳ lạ này là do thực tế đây không chỉ là một thiên hà, mà là hai thiên hà đang va chạm.

Quadrantids

Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2018 là mưa sao băng Quadrantids sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Năm nay, cực điểm của Quadrantids rơi vào rất gần ngày Trăng tròn, ánh Trăng sẽ gây nhiều cản trở cho việc quan sát, dù vậy nếu như thời tiết lý tưởng và có vị trí quan sát tốt, đây vẫn là hiện tượng đáng chú ý với người yêu thích thiên văn.