- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Trong hình ảnh này là cụm sao RCW38, được chụp bởi máy ảnh hồng ngoại HAWK-I gắn trên kính thiên văn rất lớn (VLT) của ESO đặt tại Chile. Với việc quan sát bước sóng hồng ngoại, HAWK-I có thể khám phá những cụm sao được bụi bao phủ như RCW 38, mang lại một cái nhìn vô giá về các sao đang hình thành trong đó. Cụm sao này có chứa hàng trăm sao nặng, trẻ và nóng, nằm ở khoảng cách khoảng 5500 năm ánh sáng ở hướng của chòm sao Vela (Cánh buồm).
- Chi tiết
- Đặng Vũ Tuấn Sơn
- Tin tức
Cuối tháng này, người yêu thích quan sát bầu trời sẽ có thể quan sát nguyệt thực toàn phần. Đây là lần thứ hai hiện tượng này diễn ra trong năm 2018 này và cũng như hồi tháng 1, người quan sát ở Việt Nam có thể theo dõi toàn bộ hiện tượng này. Đặc biệt hơn, đây sẽ là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Nhóm nghiên cứu do Eduardo Bañados ở Viện khoa học Carnegie đứng đầu đã phát hiện ra một quasar phát ra sóng vô tuyến mạnh nhất từng được quan sát thấy trong vũ trụ sớm. Phát xạ này có được nhờ một dòng vật chất chuyển động rất nhanh được phóng ra từ quasar.
- Chi tiết
- L.C
- Tin tức
Trong một cuộc kiểm tra mới đây về thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, một nhóm các nhà thiên văn học đã chứng minh rằng lý thuyết này là chính xác ngay cả với một hệ ba sao.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Đúng như một số dự đoán, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng oxy phân tử quanh Sao chổi 67P không được tạo ra trên bề mặt sao chổi đó mà có lẽ là từ bên trong nó.