2020 phenomena

Một năm nữa lại tới, và luôn có những hiện tượng thiên văn đang chú ý mà bạn có thể quan sát. Ngoài những trận mưa sao băng diễn ra theo chu kỳ gần như cố định, nhật thực một phần và giao hội của Sao Mộc và Sao Thổ sẽ là những hiện tượng đáng chú ý của năm.

distant galaxy

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một thiên hà lớn ở rất xa, khi mà nó đang ở thời điểm chỉ 1,5 tỷ năm sau Big Bang. Thiên hà này dường như đã ngừng tạo sao. Đây là thiên hà lớn có thời điểm dừng tạo sao sớm nhất từng được biết tới. Nó chỉ ra rằng các thiên hà lớn khác có lẽ cũng đã hoàn tất pha đầu tiên trong quá trình phát triển của mình ở thời điểm sớm như vậy trong lịch sử vũ trụ.

planetary disk

Các nhà thiên văn học sử dụng tổ hợp kính quan sát bước sóng milimet/hạ-milimet ở sa mạc Atacama (ALMA) để tìm thấy một ngôi sao trẻ được bao quanh bởi một khối khí đáng kinh ngạc. Ngôi sao có tên 49 Ceti, 40 triệu năm tuổi và các lý thuyết thông thường về sự hình thành hành tinh dự đoán rằng khối khí lẽ ra biến mất khi ngôi sao vào tuổi đó. Lượng khí lớn một cách khó hiểu đòi hỏi phải xem xét lại hiểu biết của chúng ta về sự hình thành hành tinh.

gas halo

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn Rất Lớn (Very Large Telescope/VLT) của ESO đã quan sát các vùng chứa khí lạnh xung quanh một số thiên hà có mặt sớm nhất trong vũ trụ. Những quầng khí này là thức ăn hoàn hảo cho các lỗ đen siêu nặng ở trung tâm của các thiên hà, được quan sát khi chúng ở thời điểm hơn 12,5 tỷ năm trước. Kho dự trữ thức ăn này có thể giải thích cách mà những con quái vật vũ trụ phát triển nhanh chóng trong suốt một giai đoạn trong lịch sử vũ trụ được gọi là Bình minh của Vũ trụ.

Milky Way

Dữ liệu từ kính thiên văn VLT ở Chile cho thấy có một vụ bùng nổ lớn ở trung tâm thiên hà Milky Way của chúng ta cách đây khoảng 1 tỷ năm.