Jupiter in ultraviolet

Hình ảnh vừa được công bố của kính thiên văn không gian Hubble cho thấy Sao Mộc với màu sắc tổng hợp ở bước sóng tử ngoại (cực tím). Được công bố nhân dịp Sao Mộc tới vị trí trực đối (thời điểm nó và Mặt Trời ở hai phía đối diện khi nhìn từ Trái Đất) hôm mùng 3 tháng 11 vừa qua, hình ảnh này đồng thời cho bạn một cái nhìn về cơ bão khổng lồ được coi là biểu tượng của Sao Mộc, thường được gọi là "Vết Đỏ Lớn".

exoplanets

Chúng ta đều tự hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ hay không. Khi mà những hành tinh được cho rằng có tiềm năng cho sự sống, những tín hiệu kỳ lạ từ không gian và cả những cuộc điều trần về UFO đang tràn lan trên các mặt báo, mọi thứ đang trở nên giống như chúng ta đang sắp phát hiện ra một điều gì đó lớn lao về người ngoài hành tinh. Nhưng chứng cứ khoa học tốt nhất mà chúng ta đã tìm thấy về sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh là gì?

Arp-Madore 2339-661

Bức hình ấn tượng này từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA ghi lại một cặp thiên hà tương tác với nhau có tên là Arp-Madore 2339-661. Danh mục Arp-Madore là một tập hợp những thiên hà kỳ lạ, và sự kỳ lạ đặc biệt của nhóm này có thể khác thường hơn cả so với cái nhìn đầu tiên của bạn, vì có ba thiên hà tương tác ở đây, không phải chỉ có hai.

Nube galaxy

Bằng cách phân tích hình ảnh quang học từ Dự án Di sản IAC Stripe 82, một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã tình cờ phát hiện ra một thiên hà mới gần như hoàn toàn tối tăm. Thiên hà mới được phát hiện được đặt biệt danh là "Nube," có độ sáng rất thấp và có khối lượng xấp xỉ với thiên hà Mây Magellan Nhỏ (SMC). Phát hiện này được công bố ngày 18 tháng 10 trên máy chủ đợi in của arXiv.

partial lunar eclipse

Hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong nửa cuối năm 2023 sẽ diễn ra vào rạng sáng 29 tháng 10 này, và người quan sát ở toàn bộ Việt Nam cùng nhiều khu vực khác trên thế giới có thể theo dõi: nguyệt thực một phần.