Một bức ảnh mới từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA cho thấy hình ảnh của NGC1846, một quần sao gồm vài trăm nghìn ngôi sao ở gần rìa của Mây Magellan lớn (thiên hà lùn đồng hànhcủa Milky Way mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường khi đứng ở bán cầu Nam của Trái Đất).

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã tạo ra một mô tả đầy đủ về một lỗ đen, vật thể có mật độ khối lượng lớn tới mức ngay cả ánh sáng cũng không thoát khỏi lực hấp dẫn của nó. Những đo đạc chính xác cho phép họ tái tạo lại lịch sử của nó từ khi nó ra đời khoảng 6 triệu năm trước.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai đám khí mà họ tin rằng đã hình thành chỉ vài phút sau khi vụ nổ Big Bang tạo nên vũ trụ. Phát hiện này bổ sung thêm những bằng chứng mới cho lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi nhất của chúng ta về sự hình thành của vũ trụ.

 

Mưa sao băng Leonids, một trong những trận mưa đáng chú ý trong năm sẽ đạt cực điểm vào đêm 17 và 18 tháng 11 này. Mặc dù có sự cản trở của ánh trăng nhưng nếu điều kiện thời tiết cho phép, chúng ta vẫn có cơ hội quan sát các sao băng của hiện tượng này.

 

Hầu hết các thiên hà chúng ta đã biết ngày nay có trung tâm là một lỗ đen siêu nặng. Khoảng một nửa trong số các lỗ đen này được che phủ bởi một lớp bụi dầy, khiến chúng ta không thể quan sát chúng. Đến nay, các nhà khoa học đã có giả thuyết về nguồn gốc của đám bụi này.