NASA cho biết họ đang tiến hành các kiểm tra mang tính chẩn đoán đối với tàu không gian Cassini đang bay quanh Sao Thổ sau khi không thể thu được tín hiệu của nó vào tháng 12 vừa rồi.

Một vệ tinh quan sát Trái Đất có tên là Envisat đã chụp bức ảnh này vào tháng 11 năm 2011. Hình ảnh cho thấy một đám sinh vật phù du khổng lồ đang nở rộ ở Nam Đại tây Dương, cách đảo Falkland khoảng 600 km.

Một bức ảnh mới của kính thiên văn không gian Hubble tập trung vào lỗ đen với khối lượng gấp 100 triệu lần Mặt Trời tại trung tâm của thiên hà xoắn ốc láng giềng của chúng ta: Andromeda - Một trong số rất ít các thiên hà có thể nhìn thấy bằng mắt thường và là thiên hà lớn duy nhất còn lại trong Cụm Địa Phương.

Một quần thiên hà đặc biệt, lớn nhất trong vũ trụ xa xôi đã được tìm thấy qua quan sát sử dụng đài thiên văn Candra X-ray của NASA và kính thiên văn vũ trụ Atacana (ACT) tại Chile.

Để cho phép sự tồn tại của sự sống, một hành tinh có quĩ đạo quanh hai ngôi sao cần có lượng lớn khí nhà kính (như carbon monoxide hay methane) trong khí quyển của nó, theo như phân tích của các nhà nghiên cứu. Một nhóm các nhà vật lý thiên văn từ đại học Texas tại Arlington sẽ mở rộng nghiên cứu về các hành tinh cỡ Trái Đất tới các hệ có hai sao mẹ như hệ mới được phát hiện.