Bụi có vẻ như là một thứ gì đó nhàm chán và chẳng có gì đáng chú ý, nó che lấp đi vẻ đẹp của mọi vật mà nó phủ lên. Nhưng bức ảnh mới chụp Messier 78 và khu vực xung quanh trong đó cho thấy bức xạ ở bước sóng hạ milimet từ các hạt bụi không gian, cho chúng ta thấy rằng bụi cũng có thể đẹp rực rỡ. Bụi là rất quan trọng cho các nhà thiên văn vì những đám bụi và khí dày đặc chính là nơi ra đời của các ngôi sao.
Ở trung tâm của bức ảnh là Messier 78, hay NGC 2068 (xem "Danh mục các tinh vân của Charles Messier"). Khi nhìn dưới ánh sáng biểu kiến, vùng này là một tinh vân phản chiếu, nghĩa là cái chúng ta nhìn thấy là ánh sáng xanh nhật của các ngôi sao phản xạ lại trên các đám mây bụi.
Bức ảnh này được ghi lại bởi các nhà nghiên cứu thuộc dự án APEX (Atacama Pathfinder Experiment). Bụi được quan sát trong bức ảnh này là những vùng có màu da cam ở bước sóng biểu kiến, nó cho thấy các đám bụi lạnh và đậm đặc, một số nơi có thể lạnh tới hơn -250 độ C. Chúng không thể được nhìn thấy ở dải sóng biểu kiến, bức ảnh mà bạn nhìn thấy là kết quả quan sát đã được APEX xử lý về màu sắc biểu kiến.
Một vệt tối được nhìn thấy cắt ngang qua Messier 78 cho chúng ta biết bụi dày đặc nằm chắn ngay trước tinh vân phản chiếu ngắn cản ánh sáng từ nó tới với chúng ta.
Một vùng khác trong bức ảnh ở cành dưới của Messier 78 là một vệt đen khác bị khuyết cho thấy rằng nó là một đám bụi đậm đặc nằm phía sau tinh vân phản chiếu này.
Quan sát khí trong các đám mây bụi này cho thấy khí chảy ở vận tốc lớn ra phía ngoài của các đám bụi đậm đặc. Các dòng tuôn chảy này xuất phát từ các ngôi sao trẻ ngay trong khi các sao vẫn được tạo thành từ các đám khí bụi xung quanh. Sự hiện diện của chúng do đó chính là bằng chứng cho các vùng tạo sao trong tinh vân.
Ở phía trên của bức ảnh là một tinh vân phản chiếu khác, NGC 2071. Trong khi các vùng phía dưới trong bức ảnh chỉ gồm các sao trẻ khối lượng nhỏ, NGC 2071 chứa một sao trẻ nặng với khối lượng ước tính khoảng 5 lần Mặt Trời, nó là chấm sáng nhất trong các quan sát của APEX
VACA
(theo Space Daily)