Trong bảy năm vừa rồi, một thiết bị cỡ một chiếc tủ lạnh nhỏ trên tàu không gian Cassini của NASA đã nghiên cứu các dữ liệu thời tiết quanh Sao Thổ: cấu tạo hidrocacbon trên bề mặt của Titan, vệ tinh của Sao Thổ, các lớp trong sương mù của Sao Thổ, và bụi lẫn với băng trong vòng đai của nó. Nhưng năm nay thiết bị này – máy đo phổ bằng hồng ngoại và quan sát (VIMS) – đang thử nghiệm một số cơ chế quan sát mới.

Không gian có thể là một môi trường rất độc hại để làm việc và sinh sống, đặc biệt khi nói về bức xạ. Những bức xạ tự nhiên này, bắt nguồn từ những cơn bão mạnh mẽ trên Mặt Trời và các tia vũ trụ từ các vụ nổ supernova (siêu tân tinh) ở rất xa, có thể gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đối với các phi hành gia trên các chuyến du hành không gian lâu dài ví dụ như ở Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS).

Các nhà khoa học làm việc với ăng-ten Deep Space Network (Hệ thống thăm dò sâu vào không gian) rộng 230 feet (70m) của NASA tại Goldstone, California, đã thu được một chuỗi các bức hình dữ liệu ra-đa của một tiểu hành tinh dài 3 dặm (4.8 km) đã tới Trái Đất gần nhất vào 12/12/2012.

Vào ngày 6/6/2012, Sao Kim đã đi ngang qua Mặt Trời và Trái Đất, trong khi lướt qua hành tinh ngày hiện lên như một cái bóng trên đĩa Mặt Trời, một điều sẽ không xảy ra lần nữa cho đến ngày 5/12/2117. Một nhóm các nhà thiên văn học người Ý dẫn đầu là Paolo Moloro viện Vật lý thiên văn quốc gia của Đại học Trieste đã sử dụng cơ hội này để thực hiện một thí nghiệm lạ thường và rất khó, nhìn vào cách ánh sáng Mặt Trời được phản chiếu lại từ Mặt Trăng (ánh trăng) để xem nó đã thay đổi như thế nào trong khi Sao Kim đi ngang qua. Kĩ thuật này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác.

 

Tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA đã đi 63 feet (khoảng 19 mét) về phía đông bắc vào sáng sớm thứ hai 12/10 vừa rồi, tiến gần tới một khu vực hơi thấp hơn được biết đến với cái tên "vịnh Yellowknife" (Yellow knife: con dao màu vàng), nơi các nhà khoa học dự định chọn một tảng đá để khoan.