Rất nhiều trong số những cảnh tượng ngoạn mục nhất của vũ trụ được tạo nên bởi các tinh vân - những đám mây khí nóng và sáng. Bức ảnh mới này của kính thiên văn không gian Hubble cho thấy vùng trung tâm của tinh vân Lagoon (tinh vân đầm nước), một đối tượng với cái tên tưởng như yên bình. Khu vực của nó được lấp đầy bởi gió dữ dội từ các sao nóng, các luồng khí, và sự tạo sao mạnh mẽ, tất cả đặt trong một đám phức tạp của bụi và khí.

Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ đạt tới cực điểm và có thể được quan sát vào cuối tháng 7 này. Ánh Trăng sẽ là cản trở đáng kể nhưng nếu thời tiết tốt và với một chút may mắn, bạn có thể quan sát thấy một số sao băng của hiện tượng này.

Các nhà thiên văn học tìm kiếm những hành tinh tương tự Trái Đất vừa tìm ra hành tinh gần giống nhất cho tới nay. Nó là một hành tinh đá chuyển động quanh sao mẹ với cùng khoảng cách như giữa Trái Đất và Mặt Trời.

 

Các chi tiết đáng chú ý của Charon - vệ tinh lớn nhất của Pluto - đã được hé lộ trong bức hình mới này do Máy ghi hình thăm dò cự ly dài (LORRI) của tàu không gian New Horizons ghi lại hôm 13 tháng 7 năm 2015 từ khoảng cách 466.000 km.

 

Ngày 14 tháng 7 năm 2015, tàu không gian New Horizons của NASA lướt qua hành tinh lùn Pluto (thiên thể từng là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời),nó trở thành thiết bị đầu tiên của con người tới gần và ghi hình thiên thể này. Theo phép đo được thực hiện bởi New Horizons, Pluto có đường kính là 2.370km, tức là bằng khoảng 2/3 kích thước Mặt Trăng của chúng ta.