Phát hiện thành công đầu tiên về khí trong khí quyển của một ngoại hành tinh thuộc nhóm "siêu Trái Đất" tiết lộ sự có mặt của hydro và heli, nhưng không có hơi nước. Hành tinh kì lạ này, 55 Cancri e, hay còn được biết đến với cái tên là “Janssen”, có khối lượng gấp 8 lần Trái Đất và trước đây được gọi là “hành tinh kim cương” bởi các mô hình dựa theo khối lượng và bán kính của nó đã dẫn một số nhà thiên văn tới suy đoán rằng bên trong nó giàu cacbon. Hiện nay, sử dụng kĩ thuật xử lý mới để xử lí dữ liệu từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA, một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu dẫn đầu bởi UCL (University College London) đã có thể nghiên cứu khí quyển của 55 Cancri e một cách chi tiết chưa từng có. Các kết quả được công bố trong tạp chí Astrophysical.

 

Các nhà thiên văn khi sử dụng đài quan sát tia X Chandra của NASA đã phát hiện một luồng vật chất vận tốc cao phát ra từ một lỗ đen siêu nặng cách chúng ta rất xa được chiếu sáng bởi những ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ. Phát hiện cho thấy rằng các hố đen kiểu này phổ biến hơn so với suy nghĩ trước đây trong vài tỷ năm đầu tiên sau Big Bang.

 

Vẻ ngoài bình lặng của NHC 4889 có thể đánh lừa những người quan sát thiếu đa nghi. Nhưng thiên hà elip này, như trong hình ảnh mới ghi được của kính thiên văn Hubble có ẩn chứa một bí mật đen tối. Ở trung tâm của nó là một trong những lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện.

 

 

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã quan sát thấy những gợn sóng trong cấu trúc không thời gian được biết tới với cái tên là sóng hấp dẫn. Những gợn này được truyền tới Trái Đất từ một sự kiện dữ dội trong vùng xa của vũ trụ. Việc này xác nhận dự đoán quan trọng của thuyết tương đối rộng do Albert Einstein đề xuất năm 1916 và mở ra một cửa số hoàn toàn mới vào vũ trụ.

 

 

Mọi đứa trẻ tới trường đều được học về cấu trúc cơ bản của Trái Đất: một vỏ ngoài mỏng, một lớp phủ dày dưới lớp vỏ và một cái lõi với kích thước Sao Hỏa. Nhưng cấu trúc đó có phải phổ quát không? Các ngoại hành tinh đá chuyển động quanh các sao khác có ba lớp giống như thế?