Một nghiên cứu với sự tham gia chủ chốt của các nhà vật lý tại Đại học Wisconsin – Madison đã đo được chính xác một hạt hầu như không có trọng lượng và rất khó xác định, và đã tìm ra một manh mối về việc tại sao vũ trụ lại chứa đầy vật chất, chứ không phải người anh em họ của nó – phản vật chất.

Chỉ còn 3 ngày nữa, chúng ta sẽ bước sang năm 2013. Trong năm 2012, người yêu thích thiên văn và bầu trời đã có cơ hội chứng kiến một lượng lớn các hiện tượng thiên văn. Năm 2013 tới đây, những hiện tượng gì đang chờ đợi người quan sát?

NASA đã hoàn thành lần kiểm tra cuối cùng trong chuỗi kiểm tra dù của tàu Orion vào thứ năm tuần trước, tại Sân Tập Yuma của Quân đội Mỹ tại tây nam Arizona, đánh dấu một bước tiến mới hướng về chuyến bay thử đầu tiên năm 2014. Bài kiểm tra này khẳng định Orion có thể hạ cánh an toàn kể cả hai dù phễu của nó không mở khi hạ cánh.

Trong bảy năm vừa rồi, một thiết bị cỡ một chiếc tủ lạnh nhỏ trên tàu không gian Cassini của NASA đã nghiên cứu các dữ liệu thời tiết quanh Sao Thổ: cấu tạo hidrocacbon trên bề mặt của Titan, vệ tinh của Sao Thổ, các lớp trong sương mù của Sao Thổ, và bụi lẫn với băng trong vòng đai của nó. Nhưng năm nay thiết bị này – máy đo phổ bằng hồng ngoại và quan sát (VIMS) – đang thử nghiệm một số cơ chế quan sát mới.

Không gian có thể là một môi trường rất độc hại để làm việc và sinh sống, đặc biệt khi nói về bức xạ. Những bức xạ tự nhiên này, bắt nguồn từ những cơn bão mạnh mẽ trên Mặt Trời và các tia vũ trụ từ các vụ nổ supernova (siêu tân tinh) ở rất xa, có thể gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đối với các phi hành gia trên các chuyến du hành không gian lâu dài ví dụ như ở Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS).