Trong khi tiến hành một cuộc khảo sát X-ray tại vùng trung tâm của Milky Way, vệ tinh Swift của NASA đã phát hiện ra một tàn tích của một ngôi sao chết. Vật thể này được gọi là G306.3-0.9 theo tọa độ vị trí của nó trên bầu trời, và là một trong những tàn tích supernova trẻ nhất từng biết trong thiên hà của chúng ta.

Sự sống mà chúng ta biết tới  được tạo nên từ các nguyên tố cacbon và  oxi. Gần đây, một nhóm các nhà vạt lý, gồm có  một người từ Đại học bang North Carolina, đang nghiên cứu các điều kiện cần đủ để hình thành hai nguyên tố này trong vũ trụ. Họ đã tìm ra rằng khi hỗ trợ sự sống, mọi thứ trong vũ trụ đều diễn ra cực kì chính xác và tỉ mỉ.

Một cặp sao mới được phát hiện là hệ sao gần Mặt Trời thứ ba, theo một nghiên cứu sẽ được công bố trong tạp chí Astrophysical Journal Letters. Cặp sao này là hệ sao gần nhất tìm được từ 1916. Người khám phá ra cặp sao là Kevin Luhman, một giáo sư thiên văn học và vật lý thiên văn tại Đại học bang Pennsylvania và một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Hành tinh và Các thế giới có thể có sự sống của bang Penn.

Một bức ảnh mới từ Kính thiên văn không gian Hubble có thể trông giống một bức  ảnh từ “Chúa tể những chiếc nhẫn” (Lord of the Rings) nhưng hình xoắn này thực ra là một tinh vân hành tinh với tên gọi ESO 456-67. Trên nền của những ngôi sao sáng, vật  thể màu sắt gỉ này nằm trong chòm sao Cung Thủ (Sagittarius), ở bầu trời phía Nam.

Hai đài quan sát không gian X-ray, Tổ hợp Kính thiên văn Quang phổ Hạt nhân của NASA (NuSTAR) và XMM-Newton của Cơ quan không gian Châu Âu, đã kết hợp để đo chính xác lần đầu tiên tốc độ quay của một lỗ đen có khối lượng gấp hai triệu lần Mặt Trời của chúng ta.