Nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm hành tinh ảo của đại học Washington được công bố vào ngày 26 tháng 2 trên tạp chí Vật lý Thiên văn  sẽ giúp các nhà thiên văn xác định tốt hơn, và từ đó loại trừ các “dương tính giả” trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

 

Sử dụng hết giới hạn khả năng của kính thiên văn không gian Hubble, các nhà thiên văn học đã phá kỉ lục khoảng cách để quan sát được thiên hà xa nhất từng biết tới trong vũ trụ. Thiên hà này tồn tại từ thời điểm chỉ 400 triệu năm sau Big Bang và mang lại những cái nhìn mới về thế hệ thiên hà đầu tiên. Đây là lần đầu tiên khoảng cách của một thiên thể xa như vậy đo được nhờ quang phổ của nó.

 

Chúng ta sống trong một vũ trụ thống trị bởi vật chất không nhìn thấy được, và ở quy mô lớn nhất, các thiên hà và mọi thứ chứa trong chúng tập trung trong những sợi trải dài trên rìa của các khoảng không khổng lồ. Dù được cho là gần như trống rỗng cho đến nay, một nhóm các nhà thiên văn làm việc tại Áo, Đức và Mỹ hiện nay tin rằng những khoảng tối này có thể chứa đến 20% vật chất thông thường trong vũ trụ và các thiên hà chỉ chiếm 1/500 thể tích của vũ trụ. Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Markus Haider của Học viện Vật lý thiên văn và Vật lý hạt của Đại học Innsbruck ở Áo, đã công bố các kết của của họ trên Báo cáo hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng Gia (Monthly Notices of the Royal Astronomical Society).

 

Sử dụng quan sát từ tàu không gian Cassini, một nhóm các nhà thiên văn học Pháp ở Viện cơ học thiên thể và tính toán thiên văn (Đài quan sát Paris / CNRS / UPMC / đại học Lille 1), và phòng thí nghiệm GeoAzur (Đài quan sát Côte d'Azur / CNRS / đại học Nice-Sophia Antipolis / IRD) đã có thể xác định các vị trí khả dĩ của hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Nghiên cứu này đã được công bố ngày 22 tháng 2 vừa qua trên tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên văn (Astronomy & Astrophysics).

Sáng mùng 9 tháng 3 tới đây, người quan sát tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát nhật thực một phần - một hiện tượng thiên văn hấp dẫn và tương đối hiếm gặp. Đây là nhật thực thứ 6 có thể được quan sát tại Việt Nam trong thế kỉ 21 này và lần tiếp theo sẽ rơi vào cuối năm 2019.