Một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu bởi David Pinfield đến từ Đại học Hertfordshire ở Anh đã phát hiện ra hai trong số các sao lùn nâu già nhất trong thiên hà Milky Way. Những ngôi sao lùn nâu cổ xưa này đang di chuyển với tốc độ 100-200 km/s, nhanh hơn nhiều so với các sao bình thường và so với các sao lùn nâu khác.

Sao chổi ISON, đối tượng nhận được nhiều quan tâm nhất của người quan sát trong năm nay lúc này đã tới khá gần Mặt Trời. Trong những ngày này, chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường hoặc với sự hỗ trợ của ống nhòm hay kính thiên văn nghiệp dư.

 

Mưa sao băng Leonids là một hiện tương thiên văn diễn ra hàng năm. Đây được coi là một trận mưa sao băng tương đối lớn, tuy vậy trong những năm gần đây Leonids đã nhỏ hơn trước đây nhiều, mặt khác vưới sự can thiệp của ánh Trăng, việc quan sát hiện tượng này năm nay sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Dù sao, nếu thời tiết đẹp người quan sát thiên văn vẫn có thể heo dõi hiện tượng này.

Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm thấy hành tinh cỡ Trái Đất đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt Trời có thành phần đá như Trái Đất. Hành tinh này, được gọi là Kepler-78b, quay xung quanh rất gần ngôi sao của nó với chủ kì chỉ 8,5 giờ, làm cho nó quá nóng để có thể hỗ trợ sự sống.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh tiềm ẩn tai họa mà họ nói rằng có khả năng, dù rất mong manh, tiểu hành tinh rộng 410 mét này sẽ đâm vào Trái Đất trong năm 2032, gây ra một vụ nổ còn lớn hơn cả vụ nổ tạo ra bởi quả bom hạt nhân lớn nhất tới 50 lần.