Một nhóm nghiên cứu thiên văn quốc tế đã tìm ra một lỗ đen lớn và già từng là thiên thể sáng nhất trong vũ trụ trước đây. Khối lượng của lỗ đen này lớn gấp 12 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, nó nằm ở trung tâm một quasar phát xạ ra lượng năng lượng lớn gấp một triệu tỷ lần Mặt Trời của chúng ta.

 

Tiến sĩ Fuyan Bian, thành viên của nhóm nghiên cứu đang làm việc ở Trường nghiên cứu Thiên văn và Vật lý thiên văn tại Đại học quốc gia Australia (ANU), cho biết khám phá này thách thức những lý thuyết về sự tạo thành và phát triển của lỗ đen trong giai đoạn sớm của vũ trụ.

"Việc tạo thành một lỗ đen lớn quá nhanh là điều khó giải thích được với các lý thuyết hiện tại'" ông nói.

Một quasar là một đám mây vật chất cực sáng trong quá trình bị nuốt vào trong lỗ đen. Vật chất bị làm nóng khi chúng gia tốc vào lỗ đen, phát xạ ra lượng bức xạ cực kì lớn đẩy ngược lại lượng vật chất bị cuốn vào sau. Quá trình này được gọi là quá trình áp suất bức xạ, được cho rằng có tác dụng giới hạn tốc độ phát triển của lỗ đen.

"Tuy nhiên, lỗ đen ở trung tâm quasar này đã gia tăng khối lượng quá lớn trong khoảng thời gian rất ngắn", tiến sĩ Bian nói.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Xue-Bing Wu ở đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã chọn quan sát quasar này trong tổng cố hớn 500 triệu thiên thể ở bầu trời phía Bắc theo dữ liệu của SDSS (Sloan Digital Sky Survey - khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan), do màu đỏ rất đặc trưng của nó. Họ tiếp tục quan sát để tìm hiểu chi tiết quasar này với ba kính thiên văn khác.

Tiến sĩ Bian dự đoán rằng sẽ còn những thứ gây ngạc nhiên hơn nữa được khám phá bởi cuộc khảo sát bầu trời phía Nam đang được ANU thực hiện. (Skymapper survey of the southern skies)

"Skymapper sẽ tìm thấy thêm nhiều đối tượng thú vị như thế. Chúng quá sáng và vì thế chúng ta có thể nhìn xa hơn vào quá khứ và sử dụng chúng để khám phá vũ trụ sơ khai".

Bryan (VACA)
Theo SpaceDaily