Bề mặt Sao Kim được coi như là địa ngục bởi cái nóng, khô và ngột ngạt của bầu khí quyển dày đặc các khí độc hại. Nhưng Sao Kim đã từng được bao phủ bởi các đại dương. Hành tinh này dường như là quá nóng để tồn tại nước, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó đã từng có các đặc tính kỳ lạ của các đại dương Carbon dioxide lỏng.

Nếu bỏ qua một điều tệ hại là bầu khí quyển cực kì dày đặc với các đám mây acid sulfuric ăn mòn, và nhiệt độ cao, Sao Kim thường được gọi là anh em sinh đôi của Trái Đất. Hai hành tinh rất giống nhau về kích thước, khối lượng, khoảng cách tới Mặt Trời và thành phần hóa học.

Hai hành tinh này quá giống nhau, trong thực tế, một số nhà nghiên cứu đang đề xuất  rằng NASA cần gửi các chương trình có người lái đến thượng tầng khí quyển Sao Kim trước khi gửi các phái viên tới Sao Hỏa.

Giờ đây, theo các nhà nghiên cứu tại Cornell, cặp song sinh  Trái Đất - Sao Kim còn có một điểm tương đồng khác, là các đại dương.

Đó là các đại dương trước đây của Sao Kim. Chúng được tạo thành bởi CO2, điều này không thực sự gây ngạc nhiên.

“Hiện nay, bầu khí quyển của Sao kim hầu hết là Carbon dioxide, chiếm 96,5% thể tích khí quyển”, Dima Bolmatov, nhà Vật lý lý thuyết từ đại học Cornell, đứng đầu nghiên cứu trao đổi với Space.com

Điều đáng ngạc nhiên là ý tưởng CO2 có thể đủ lỏng để tạo thành đại dương. Đặc biệt, các nhà khoa học tin rằng hành vi của chất lỏng này chỉ thay đổi (sự "siêu tới hạn") khi có sự biến đổi của khí quyển hành tinh.

Phân tích phân tử qua giả lập mới, được thực hiện bởi Bolmatov và các đồng nghiệp, cho thấy những thay đổi về áp suất và nhiệt độ có thể thay đổi đáng kể trạng thái của CO2 từ khí sang lỏng.

“Điều này sẽ làm nó hợp lý, rằng các đặc tính địa chất trên Sao Kim giống như các khe thung lũng, sông như những chiếc giường và các đồng bằng là những "vân tay" về hoạt động gần bề mặt của chất lỏng như Carbon dioxide siêu tới hạn” Bolmatov giải thích.

Ngọc Ánh (VACA)
Theo Space Daily