Một nhóm các nhà khoa học quốc tế trong đó có một nhà nghiên cứu của viện thí nghiệm quốc gia Livermore Lawrence (1) (viết tắt là LLNL) vừa khẳng định rằng sự sống thực sự rất có thể đến từ ngoài Trái Đất.

 

Nhóm nghiên cứu này đã cô đặc một hợp chất băng tương tự như hợp chất băng đã tìm thấy từ sao chổi, sau đó tạo ra một số amino axit (axit amin)-các đơn thể tạo thành sự sống. Nghiên cứu này được công bố trực tuyến ngày 15 tháng 9 vừa qua trên website của tạp trí Khoa học Trái Đất (2).

 


Đây là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về những điều mà nhà khoa học Nir Goldman của LLNL đã dự đoán năm 2010, và một lần nữa vào năm 2013, sử dụng phép mô phỏng trên máy tính được thực hiện bằng các siêu máy tính (3) của LLNL, gồm cả Rzcereal và Aztec.

Thí nghiệm ban đầu của Goldman đã phát hiện ra rằng sự va chạm của các sao chổi đóng băng với Trái Đất hàng tỉ năm trước có  thể đã tạo ra các hợp chất hóa học đầu tiên hay hợp chất tạo thành sự sống, bao gồm cả các amino axit.

Các amino axit là nhân tố quyết  định tạo thành sự sống và là các đơn thể cấu tạo nên protein. Công trình nghiên cứu của Goldman đã dự đoán rằng các phân tử đơn giản tìm thấy trong sao chổi (ví dụ như nước, amoniac, metanol và cacbon dioxit) có thể đã tạo nên các vật chất thô và có thể sự va chạm với Trái Đất thời kì sơ khai đã tạo thành nguồn cung cấp năng lượng phong phú cho việc hình thành các nhân tố hóa học đầu tiên này.

Trong nghiên cứu mới, các cộng sự đến từ Học viện Hoàng gia ở Lodon và đại học Kent đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm tương tự như những phép mô phỏng trước đó của Goldman, trong đó họ đốt cháy vật phóng tự động bằng súng phun khí vào một hợp chất băng của một sao chổi điển hình. Kết quả là đã tạo ra các loại amono axit khác nhau.

“Những kết quả này chứng minh cho dự đoán trước đây của chúng tôi về sự va chạm tổng hợp các hợp chất hóa học sơ khai mà bản thân sự va chạm đó cũng có thể tạo thành các hợp chất tạo thành sự sống,” Goldman nói “Công trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quá trình thực tế tổng hợp thành các thành phần của protein trong Hệ Mặt Trời, mở rộng danh sách các địa điểm mà sự sống có thể bắt nguồn từ đó.”

Sao chổi được biết tới có mang băng và các thành phần hữu cơ đơn giản, là tiền thân của các amono axit. Glyxin-amino axit đơn giản nhất-vừa được chứng minh có trong sao chổi Wild-2.

Các nghiên cứu đầu tiên của Goldman đã dùng phép mô phỏng động lực học phân tử để chứng minh các sóng xung kích do va chạm các hành tinh chuyển thành các hợp chất sao chổi điển hình theo lý thuyết có thể hình thành sự tổng hợp của các amino axit. Cơ chế tổng hợp này có thể hình thành một lượng lớn các phân tử hóa học sơ khai ở một điều kiện va chạm cụ thể, các đặc điểm riêng biệt bên ngoài hoặc môi trường hóa học có từ trước trên một hành tinh.

“Những kết quả này cho thấy một bước tiến đáng kể trong nhận thức của chúng ta về nguồn gốc của các đơn thể cấu tạo nên sự sống,” ông Goldman nói.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng ta còn có thể tìm thấy các phân tử băng có các hợp chất giống nhau được hình thành từ vụ  va chạm của sao chổi ở ngoài Hệ Mặt Trời. Ví dụ, vệ tinh Enceladus (một trong những vệ tinh của Sao Thổ) chứa một hỗn hợp hữu cơ trắng sáng và nước đá. Họ kết luận rằng rất có khả năng sao chổi va chạm khi di chuyển với một vận tốc đủ lớn có thể truyền đủ năng lượng để điều chỉnh sự tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp hơn từ những khối băng này, bao gồm cả các amino axit.

“Điều này làm tăng cơ hội hình thành sự sống và lan rộng ra cả ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta,” ông Goldman phát biểu.

1:Lawrence Livermore Natinal Laboratory (LLN)L) là một viện nghiên cứu hạt nhân và khoa học cơ bản, được thành lập năm 1952 bởi trường Đại học Califorlia tại Livermore, bang California.

2: Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về địa quyển, sinh quyển, thủy quyển và mối tương tác với sự sống trên Trái Đất.

3:  Siêu máy tính: được thiết kế để thực hiện các phép tính phức tạp ở tốc độ cao mà công nghệ hiện đại cho phép, dùng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt đối với các mô hình giả lập chuyển động phức tạp.

Ling Nguyen (VACA)
Theo Space Daily