Các nhà thiên văn học Thụy Điển cho biết  họ đã phát hiện ra những đám mây nhỏ, tròn, lạnh trong không gian có các đặc điểm thích hợp để hình thành các hành tinh mà không cần đến ngôi sao mẹ.

Nghiên cứu trước đây cho thấy có thể có đến 200 tỷ hành tinh trôi nổi tự do trong thiên hà Milky Way, mà phần lớn các nhà thiên văn học giả định như "những hành tinh giả mạo", đó là những hành tinh không quay quanh một ngôi sao, và hẳn là chúng đã được đẩy ra từ hệ hành tinh hiện thời của mình.

Nhưng không nhất thiết phải như vậy, các nhà nghiên cứu Thụy Điển cho biết, chúng cũng có thể được sinh ra tự do.

Cùng với các đồng nghiệp ở Phần Lan, các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Chalmers Thụy Điển và Đại học Stockholm đã sử dụng nhiều kính thiên văn để quan sát tinh vân Rosette, một đám mây khí và bụi nằm cách Trái Đất 4.600 năm ánh sáng, theo một báo cáo của Chalmers phát hành vào thứ ba.

Một số đám mây tối nhỏ đã thu hút sự chú ý của họ, họ nói. "Tinh vân Rosette là ngôi nhà của hơn một trăm đám mây nhỏ - mà chúng tôi gọi chúng là globulettes," người dẫn đầu dự án là Gosta Gahm của Đại học Stockholm cho biết.

"Chúng rất nhỏ, đều có đường kính nhỏ hơn 50 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Sao Hải Vương.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo đạc để xác định khối lượng và mật độ của các bộ phận. "Chúng tôi thấy rằng các globulettes rất dày đặc và nhỏ gọn, và nhiều trong số chúng có lõi rất đặc," nhà thiên văn học Carina Persson của Đại học Chalmers nói. "Điều đó cho chúng ta biết rằng nhiều trong số chúng sẽ sụp đổ dưới sức nặng của mình và hình thành các hành tinh trôi nổi tự do."

Trong lịch sử của thiên hà Milky Way có hàng triệu tinh vân như Rosette đã hình thành và mờ dần đi, và ở trong tất cả những tinh vân này nhiều globulettes đã được hình thành, các nhà nghiên cứu cho biết.

"Nếu những đám mây tròn nhỏ hình thành các hành tinh ... thì chúng phải được bắn như viên đạn vào sâu trong thiên hà Milky Way," Gahm nói.

"Rất nhiều trong số chúng có thể là nguồn gốc của một số lượng đáng kể các hành tinh trôi nổi tự do đã được phát hiện trong những năm gần đây."

Gia Linh (VACA)
Theo Space Daily