Để tìm hiểu liệu các điều kiện trên Sao Hỏa có thể từng hỗ trợ sự sống hay không, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm một giáo sư từ Đại học Bang Michigan (MSU), đang nghiên cứu một thiên thạch được tạo thành trên Hành tinh Đỏ cách đây hơn 1 tỉ năm.
Dù công trình của cả nhóm không cụ thể trả lời câu hỏi này, nó đang tạo ra tiền đề cho các nhà khoa học trong tương lai trả lời câu hỏi này.
Vấn đề ở đây, theo lời giáo sư khoa học địa chất tại MSU Michael Velbel, là hầu hết các thiên thạch được tạo thành trên Sao Hỏa có mặt ở trên Trái Đất quá lâu tới mức các đặc tính từ Sao Hỏa của chúng đã bị thay đổi bởi thời gian có mặt ở hành tinh của chúng ta.
“Các thiên thạch này chứa các khoáng chất có liên quan tới nước và các chất hóa học khác liên quan tới điều kiện có thể sống được,” ông phát biểu. “Vấn đề là trong khi hầu hết các thiên thạch này ở Trái Đất, chúng đã mang những dấu hiệu y hệt như môi trường có thể hỗ trợ sự sống, vì rõ ràng Trái Đất có đầy đủ các điều kiện hỗ trợ sự sống."
“Nếu chúng ta có thể chứng minh được các bằng chứng trên các thiên thạch có từ trước khi chúng tới Trái Đất, chúng ta sẽ có thể biết thêm nhiều điều về Sao Hỏa.”
Cụ thể, nhóm đã tìm ra một số khoáng chất và các chất hóa học trong những tảng đá cho thấy sự thay đổi của các lục địa theo thời tiết – các thay đổi diễn ra trên Trái Đất. Việc xác định và phân loại những thay đổi này sẽ cung cấp những thông tin quý báu để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các thiên thạch này.
“Đóng góp của chúng tôi sẽ là làm sâu và rộng thêm một chút các thông tin mà một số công trình trước đã khám phá được khi phân loại hai dạng thay đổi liên quan tới nước trên Trái Đất và trên Sao Hỏa,” theo lời của Velbel.
Thiên thạch Velbel và các đồng nghiệp đang nghiên cứu – được gọi là một thiên thạch nakhlite – được tìm ra vào năm 2003 tại Vùng Miller của Cực Nam. To bằng một quả bóng tennis và nặng khoảng 1,5 pound, thiên thạch này là một trong số hàng trăm thiên thạch thu được từ khu vực này. Velbel nói các nghiên cứu trước đây về các thiên thạch hình thành từ Sao Hỏa, cũng như là các vệ tinh và dữ liệu từ Rover, đã giúp chứng minh nước từng tồn tại trên Sao Hỏa, hành tinh thứ tư từ Mặt Trời trong hệ Mặt Trời và hàng xóm gần nhất của Trái Đất.
“Tuy nhiên,” ông nói thêm, “cho tới khi một tàu thám hiểm Sao Hỏa thành công mang về các mẫu vật từ Sao Hỏa, các nghiên cứu khoáng chất về các quá trình địa chất trên Sao Hỏa sẽ còn phải dựa chủ yếu vào các dữ liệu từ các thiên thạch.
Velbel hiện đang làm việc tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia của Học viện Smithsonian tại Washington D.C.
Nghiên cứu này được công bố trong tờ Geochimica et Cosmochimica Acta, một tạp chí hai tuần xuất bản một số đồng tại trợ bởi hai tổ chức, Tổ chức Địa hóa học và Tổ chức Thiên thạch.
Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily