Hai supernova (sao siêu mới/siêu tân tinh) cực sáng, với độ sáng gấp 10 tới 100 lần các loại supernova khác đã được phát hiện. Khám phá này đứng đầu bởi tiến sĩ vật lý thiên văn Jeffrey Cooke tại đại học công nghệ Swinbune và công bố online trên tạp chí Nature, nó ghi nhận supernova xa nhất từng được phát hiện.
Các supernova thông thường được biết tới là các vụ nổ do sự kết thúc của các ngôi sao lớn khi chúng đi tới giai đoạn kết thúc, giải phóng năng lượng lần cuối phá vỡ lớp vỏ phía ngoài, để lại kết quả là một tinh vân hành tinh.
Tuy nhiên những vụ nổ supernova siêu sáng như thế này thì rất khó giải thích, một số trong đó được cho rằng là sự kết thúc của các sao siêu khổng lồ với khối lượng gấp Mặt Trời từ 150 đến 250 lần.
Các supernova siêu sáng khác có quá trình rất khác và thường được phát hiện ở khoảng cách rất xa.
Trong chương trình của mình, các nhà khoa học tìm kiếm các supernova dựa theo độ dịch chuyển đỏ của nó, độ dịch càng cao thì ngôi ở càng xa và điều đó nói lên vụ nổ đã xảy ra càng lâu. Các nhà khoa học tìm kiếm các supernova có độ dịch lớn hơn 2, tức là ở khoảng cách trên 10 tỷ năm, vụ nổ được quan sát ở khoảng cách đó đã diễn ra khi vũ trụ mới được 1/4 tuổi của nó hiện nay.
Sử dụng kính thiên văn Keck tại Hawaii, họ đã tìm ra hai supernova có đọ dịch đỏ lên tới 2,05 và 3,90, phá vỡ kỉ lục cũ từng được ghi nhận là 2,36.
Việc tìm ra các supernova siêu sáng này giúp chúng ta đi gần hơn tới việc tìm hiểu sự hình thành của các ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ.
VACA
(nguồn: Swinburne)