Chương trình tìm kiếm các hành tinh gần giống Trái Đất của NASA mang tên Kepler đã được phê chuẩn cho tiếp tục hoạt động tới năm 2016, mở rộng thêm độ dài dự kiến và sẽ là nhiều cơ hội hơn cho việc tìm kiếm những thiên thể gần giống nơi chúng ta sống ngày nay.

Theo dự kiến, dự án tìm kiếm các hành tinh có kích cỡ như Trái Đất nằm trong "vùng sống được" của Kepler sẽ kết thúc trong năm nay, 2012. Tuy nhiên vừa qua nó đã được thông qua để kéo dài thêm thời gian hoạt động tới 4 năm nữa.

"Kepler đã cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta về các hành tinh ngoài Hệ và nghiên cứu về địa chấn học cũng như sự biến đổi của sao" - cho biết của Roger Hunter, điều hành dự án Kepler tại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA đặt tại Moffett Field, California - "Đến nay không có một chương trình nào khác đang được phát triển có thể thay thế và vượt qua độ chính xác của Kepler. Việc mở rộng dự án này sẽ giúp Kepler có thêm một cơ hội để sắp xếp lại hiểu biết của chúng ta về thiên hà vị trí của chúng ta trong đó"

Được phóng lên quĩ đạo vào tháng 3 năm 2009, Kepler tìm kiếm các hành tinh ứng viên bằng cách quan sát liên tục hơn 150.000 ngôi sao trong thiên hà, xác định sự tồn tại của hành tinh thông qua việc biến đổi độ sáng của sao mẹ khi có hành tinh lướt qua phía trước. Độ lớn của hành tinh được xác định thông qua độ biến độ của độ sáng này. Để xác định một hành tinh, các nhà thiên văn cần quan sát được tối thiểu là 3 lần lướt qua như vậy.

Cho tới năm 2012 này, Kepler đã liên tục đưa lại các thông tin mới về các hành tinh có ít nhất một đặc điểm trùng với yêu cầu được khám phá. Tất cả chúng đều nằm trong "vùng sống được" và có kích thước không sai khác quá nhiều so với Trái Đất chúng ta.

VACA
(theo Space Daily)