Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệ gia tốc quốc gia SLAC thuộc cơ quan năng lượng Hoa Kì (DOE) đã sử dụng một chùm laser ở bước sóng của tia X mạnh nhất thế giới để lần đầu tiên tạo ra một mẩu vật chất nóng 2 triệu độ.

Thông tin này mới đây công bố trên tạp chí Nature, đưa các nhà khoa học tiến thêm một bước đáng kể trong việc hiểu rõ về dạng vật chất hoạt động mạnh nhất ở tâm các ngôi sao và các hành tinh khổng lồ, và có thể giúp thêm cho các thí nghiệm tái dựng lại các phản ứng hạt nhân của Mặt Trời.

Thí nghiệm được thực hiện tại máy gia tốc nguồn sáng (LCLS) của SLAC, nơi mà cường độ laser được gia tốc lớn gấp 1` tỷ lần bất cứ nguồn tia X nào trước đó. Các nhà khoa học sử dụng nguồn bức xạ này để làm nóng một lá nhôm nhỏ, đưa nó về dạng plasma rắn ở nhiệt độ là 2 triệu độ C. toàn bộ quá trình này diễn ra trong vòng chưa tới một phần tỷ tỷ giây.

Các nhà khoa học từ lâu đã có thể tạo ra plasma từ khí bằng laser thông thường, nhưng chưa từng có thiết bị nào làm được việc này bằng laser thông thường đối với vật thể rắn - cho biết của Bob Nagler, nhà khoa học của LCLS và đồng tác giả của nghiên cứu. Các kết quả đo này sẽ được sử dụng để thêm vào lý thuyết và các mô hình máy tính về điều kiện mật độ và nhiệt độ của vật chất. Nó sẽ giúp các nhà khoa học phân tích và tái tạo lại những phản ứng hạt nhân đã sinh ra năng lượng cho Mặt Trời.

VACA
(theo Science Daily)