Bão Mặt Trời và sự giải phóng năng lượng ở nhật hoa (CMEs) có thể làm mòn bề mặt của Mặt Trăng theo như mô phỏng máy tính của NASA. Ngoài việc làm mất đi một lượng lớn vật chất bề mặt, đây còn có thể là nguyên nhân làm biến mất khí quyển của những hành tinh như Sao Hỏa vốn khôngđược bảo vệ bởi từ trường.

CMEs (coronal mass ejections) đơn giản là một trận gió Mặt Trời bất thường với cường độ tăng lên đột ngột. Nó có thể chứa tới một tỷ tấn Plasma di chuyển với tốc độ 1,6 triệu km/h, nó là một đám mây khổng lồ với kích thước lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

Mặt Trăng có khí quyển rất mỏng nên rất dễ dàng bị tác động bởi CMEs, các nguyên tử trên bề mặt của mặt Trăng sẽ bị thổi bay đi khi va chạm với dòng plasma từ gió Mặt Trời.

"Chúng tôi phát hiện tặng khi khối lượng lớn plasma tấn công Mặt Trăng, nó sẽ như cơn bão cát làm biến mất các vật chất dễ bay hơi trên bề mặt" William Farrell tại trung tâm không gian Goddard của NASA cho biết "Mô hình này dự đoán rằng sẽ có 100 đến 200 tấn vật chất của Mặt Trăng (tương đương với 10 chiếc xe tải chất đầy) sẽ bị quét sạch chỉ trong 2 ngày va chạm với CMEs". Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu dự đoán ảnh hưởng của CMEs với Mặt Trăng.

Plasma là dạng vật chất tạo thành khi các khí ở Mặt Trời đạt nhiệt độ quá cao và va chạm tách các electron khỏi nguyên tử, tạo thành các ion mang điện, dạng vật chất bao gồm cả ion mang điện lẫn với electron chuyển động tự do đó gọi là Plasma. Gió Mặt Trời chính là sự phóng các dòng plasma này vào không gian và CMEs là các dạng khuếch đại của gió Mặt Trời ở những điều kiện nhất định. Điều đặc biệt là việc CMEs tác động mạnh lên bề mặt Mặt Trăng không chỉ vì nó có mật độ dày hơn mà còn vì nó mang các ion nặng. Thông thường gió Mặt Trời chỉ gồm các ion của hydro, tức là chỉ là một proton, nhưng với CMEs thì nó mang theo cả nhiều ion Heli, có thể gây tác động gấp 50 lần so với ion Hydro.

Các nhà nghiên cứu tin rằng vệ tinh LADEE (Lunar Atmosphere And Dust Environment Explorer) của NASA sẽ giúp kiểm chứng dự đoán này khi nó được phóng lên quĩ đạo của Mặt Trăng vào năm 2013.

Mặt Trăng không phải thiên thể duy nhất chịu tác động của CMEs. Ở Trái Đất, chúng ta thoát khỏi việc bị thỏi bay tầng khí quyển và chết ngạt vì thiếu không khí do chúng ta co từ trường bảo vệ quanh hành tinh, nó là tác nhân gây nên hiện tượng cực quang ở các cực. Trong khi đó Sao Hỏa không có từ trường bao quanh như chúng ta và tầng khí quyển của nó bị bắn phá trực tiêpr bởi các CMEs. Năm 2013 NASA sẽ phóng vệ tinh MAVEN (Mars Atmosphere and Volatile Evolution) để tìm hiểu Sao Hỏa và giải thích việc biến mất khí quyển của các hành tinh.

VACA
(Theo Astronomy)