Các nhà khoa học có thể đo đạc sự thay đổi độ cao của mực nước biển thông qua vệ tinh. Và họ có thể sử dụng vệ tinh để nhận thấy rằng các sông băng hiện tại có ít băng hơn nhiều thập kỷ trước. Vì vậy, họ có thể ước tính lượng băng tan đã chảy vào đại dương. Hơn thế nữa, các vệ tinh cho thấy bản thân các đại dương đang ấm dần lên, kết quả là gia tăng sự xâm thực đất liền và mực nước biển dâng cao hơn.
Tuy nhiên liệu những ước tính về mức độ dâng cao của biển - dựa trên các phương thức nghiên cứu khác nhau - có nhất quán hay không? Vào ngày 10 tháng 2 năm 2022, Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) đã công bố kết quả của một phép so sánh toàn diện mới. Các nhà khoa học này cho biết, các ước tính nhất quán với nhau rằng mực nước biển toàn cầu đã tăng hơn một inch (3 cm) mỗi thập kỷ kể từ khi các phép đo vệ tinh chính xác bắt đầu vào những năm 1990.
Tạp chí Earth System Science Data đã công bố nghiên cứu so sánh mới của nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Dresden đứng đầu.
ESA giải thích: “Hơn một phần ba độ dâng của mực nước biển là do sự giãn nở nhiệt. Tức là, khi nước biển ấm lên, nó sẽ nở ra. Gần hai phần ba mực nước biển dâng là đến từ việc nước ngọt được bổ sung vào đại dương, chủ yếu là do sự tan chảy của các sông băng và từ các tảng băng ở Nam Cực và Greenland, nhưng một phần cũng là do lượng nước được bổ sung vào đại dương từ đất liền, đây là một trong những lý do gây nên việc cạn kiệt trữ lượng nước ngầm. Mặc dù tất cả chúng ta đều hiểu rằng điều này là hệ quả của việc Trái đất ngày càng nóng lên, nhưng các nhà khoa học cần hiểu chính xác điều gì đang xảy ra. Họ thực hiện điều này bằng cách đánh giá những dự phần khác nhau này so với sự thay đổi chung của mực nước biển."
Sông băng Gorner ở Thụy Sĩ, một trong những sông băng được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới, đã thu hẹp một cách đáng kể kể từ cuối thế kỷ 19. Băng tan từ các sông băng chiếm gần 2/3 mực nước biển dâng. Hình ảnh của ESA.
Khung tham chiếu chung về mực nước biển của các chuyên gia
Martin Horwath, tác giả chính của nghiên cứu mới, nhận xét: “Việc lắp ráp bức tranh tổng thể về lượng tăng của mực nước biển và đại dương không chỉ yêu cầu bộ dữ liệu nâng cao từ việc quan sát và mô hình hóa Trái Đất qua vệ tinh. Nó cũng yêu cầu các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau thống nhất theo một khuôn khổ chung.”
Jérôme Benveniste ở ESA cho biết chương trình "Sáng kiến Biến đổi Khí hậu" của ESA đã giúp thực hiện nghiên cứu này: “Ý nghĩa của kết quả nằm ở sự gắn kết của tất cả các Biến khí hậu thiết yếu của CCI [các chỉ số chính mô tả biến đổi khí hậu Trái đất]. Khi được chuẩn bị và lắp ráp tốt, chúng sẽ cho một bức tranh chính xác về khí hậu của chúng ta và xu hướng của nó.”
Một nghiên cứu quan trọng về mực nước biển
Benveniste gọi nghiên cứu mới này là một “cột mốc ấn tượng”. Nhưng, ông cũng cho biết công việc không dừng lại ở đây. “Vẫn còn những câu hỏi cần được giải đáp liên quan đến sự biến đổi khí hậu và tiến triển của nó.”
Thiên Đức
Theo Earthsky.org