Supernova RCW 86

Cách đây vài thập kỷ, supernova 1978A đã có thể nhìn được bằng mắt thường trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cổ đại cũng đã chứng kiến một số ngôi "sao khách" này xuất này hiện trên bầu trời của chúng ta.

Các hình ảnh trong bài đều là ảnh chụp hiện đại về tàn dư của các supernova mà ngày nay có thể quan sát được.

Đọc chi tiết về supernova trong bài: Nova và supernova.

 

1. Supernova RCW 86: supernova được ghi nhận lâu đời nhất

Vào năm 185 sau Công Nguyên (SCN), các nhà thiên văn học Trung Quốc đã phát hiện một ngôi "sao khách" xuất hiện bất ngờ trên bầu trời đêm và quan sát nó trong 8 tháng liên tục. Khoảng thời gian đó đủ để các nhà thiên văn học cổ đại chú ý đến và tiến hành quan sát supernova đầu tiên trong lịch sử loài người. Một số bằng chứng khác lại cho rằng các nhà thiên văn La Mã đã chứng kiến supernova này.

Trong thời hiện đại, các nhà thiên văn học đã khám phá ra những thành phần còn lại của ngôi sao chết này. Các nghiên cứu đó đã tiết lộ rằng supernova RCW86 xảy ra sau khi một sao đồng hành bồi tụ một lượng lớn vật chất của chính nó lên một ngôi sao lùn trắng - mà về cơ bản là một ngôi sao chết. Điều này dẫn tới cái mà các nhà thiên văn học gọi là supernova loại Ia đã phát nổ cách Trái Đất 8.000 năm ánh sáng.

Hình phía trên là hình ảnh chụp ở dại tia X được tổng hợp từ dữ liệu của Đài quan sát Chandra X-ray của NASA và đài quan sát XMM-Newton của ESA. Nó cho thấy một sóng xung kích làm nóng môi trường liên sao lên hàng triệu độ.

 

2. Supernova G347.3-0.5: Ngôi sao khách Trung Quốc

Trong nhiều tháng, supernova được phát hiện năm 393 SCN - mà ngày nay được gọi là G347.3-0.5 - này có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm của Trái Đất. Các nhà thiên văn học ước tính độ sáng của nó ngang với độ sáng của Sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Một số bằng chứng cũng cho thấy G347.3-0.5 được quan sát và ghi chép lại bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc, những người đã thành công trong việc ghi nhận chuyển động của bầu trời đêm. Một số văn bản lịch sử của Trung Quốc cũng đề cập đến các thiên thạch gây chết người trong thời cổ đại.

 

3. SN 1006: supernovar được ghi lại trên tranh đá?

Nếu các nhà thiên văn nghiệp dư có một cỗ máy thời gian, thì năm 1006 SCN sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho thời điểm quan sát sao tốt nhất trong lịch sử loài người. Vào cuối tháng 4 năm đó, một “ngôi sao khách” sáng đáng kinh ngạc đã phát nổ trên bầu trời Trái Đất trong chòm sao Lupus.

SN 1006 sáng hơn Sao Kim khoảng 16 lần - vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm của Trái Đất sau Mặt Trăng, theo dữ liệu của NASA. Vào giai đoạn cuối, cấp sao biểu kiến của nó ước tính đạt đến -7.5 - một độ sáng đủ có thể nhìn thấy vào ban ngày.

Điều này làm cho mọi người trên khắp thế giới chú ý tới. Điển hình là các bằng chứng được ghi chép lại từ Trung Quốc, Nhật Bản, Iraq, Ai Cập, Châu Âu và thậm chí có thể là Bắc Mỹ. Trong khu vực công viên Arizona's White Tank, có một tác phẩm nghệ thuật trên đá mô tả sự xuất hiện của "ngôi sao mới" này.

 

4.SN 1054: Tinh vân Con Cua

Vào tháng 4 năm 1054 SCN, một ngôi sao xuất hiện trong chòm Taurus với độ sáng ban đầu sáng hơn Mặt Trăng, và từ từ mờ đi trong 2 năm.

Nhiều nền văn hóa cổ đại đã chứng kiến vật thể sáng này. Một số bản ghi chép thú vị được tìm thấy trong các bức tranh khắc đá ở công viên quốc gia Chaco Canyon và khu vực xung quanh. Một số nhà thiên văn học nghi ngờ tác phẩm nghệ thuật trên đá này mô tả một supernova, trong khi một số nhà nghiên cứu khác đã nghi ngờ ý kiến đó.

Ngày nay, các nhà thiên văn nghiệp dư vẫn có thể nhìn thấy tàn dư của supernova này, được gọi là Tinh vân Con Cua. Các nhà nghiên cứu suy đoán rất có thể nó được hình thành từ một supernova loại II - hiện tượng xảy ra khi một sao nặng phát nổ vào cuối đời.

 

5. Supernova 3C58: hiện tượng được quan sát bởi các nhà thiên văn học cổ đại châu Á

Các nhà thiên văn học Trung Quốc và Nhật Bản đều chứng kiến supernova 3C58 vào năm 1181 SCN. Theo ghi chép lịch sử, họ gọi nó là “ngôi sao khách”.

Hình ảnh hiện đại của supernova này, như bức hình trên được chụp bởi đài quan sát Chandra X-ray của NASA, tiết lộ chi tiết về những phần còn lại sau khi ngôi sao này phát nổ.

Supernova 3C58 chứa một sao neutron quay cực kỳ nhanh - một pulsar - được bao quanh bởi một vành dày. Pulsar phát ra tia X trải dài hàng tỷ dặm và tạo ra các vòng lặp và xoáy quanh từ trường của ngôi sao chết.

 

6. SN 1572: supernova Tycho

Vào năm 1572 SCN, SN 1572 xuất hiện trên bầu trời đêm của Trái Đất, là ngôi sao mới rất sáng trong chòm Cassiopeia. Nhà thiên văn học người Đan Mạch Tycho Brahe ghi chép lại sự kiện này trong khi ông thực hiện công việc vẽ bản đồ và đo đạc bầu trời trong giai đoạn mà kính thiên văn còn chưa được phát minh.

Phát hiện của Brahe cho thấy ngôi sao mới sáng hơn Mặt Trăng. Theo NASA, đây cũng là một phần bằng chứng quan trọng cho thấy Trái Đất không phải là trung tâm cũa vũ trụ theo học thuyết của Nicolaus Copernicus - và vũ trụ đã thay đổi - đã làm rung chuyển nhận thức công chúng.

 

7. SN 1604: supernova Kepler

SN 1604 được đặt theo tên của nhà thiên văn học và toán học Johannes Kepler. Sự xuất hiện của nó trên bầu trời đã khiến ông để ý đến trong khoảng một năm.

Tuy nhiên, supernova này cũng được ghi chép ở Trung Quốc và một số nơi khác, vì nó có thể quan sát vào ban ngày. Thậm chí ngày nay, các nhà thiên văn vẫn nghiên cứu tàn dư của supernova này.

Và mặc dù Betelgeuse có thể phải hàng trăm nghìn năm nữa mới phát nổ và thắp sáng bầu trời Trái Đất, một quả bom hẹn giờ khác có thể đang đợi để phát nổ.

Chung Nguyen
Theo Astronomy