Supernovae

Các sao có khối lượng trên 8 lần Mặt Trời kết thúc cuộc đời của chúng trong những vụ nổ supernova. Thành phần của ngôi sao ảnh hưởng tới những gì xảy ra trong vụ nổ.

Một số đáng kể các sao nặng có một đồng hành cùng chuyển động ở khoảng cách gần. Đứng đầu bởi các nhà nghiên cứu ở Đại học Kyoto, một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã quan sát một số vụ nổ supernova của các sao nặng trong đó có một phần của các lớp hydro phía trên của ngôi sao được giải phóng sang sao đồng hành trước khi vụ nổ xảy ra.

"Trong các cặp sao kép, một sao có thể tương tác với động hành của nó trong suốt quá trình tiến hóa. Khi một sao nặng phát triển, nó phồng lên thành sao siêu khổng lồ đỏ, sự có mặt của sao đồng hành có thể phá vỡ các lớp bên ngoài của sao siêu khổng lồ này vốn rất giàu hydro. Tiếp đó, tương tác giữa hai sao có thể tách một phần hoặc toàn bộ lớp hydro khỏi ngôi sao đang phát triển," theo nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Hanindyo Kuncarayakti ở khoa vật lý và thiên văn học Đại học Turku - Phần Lan và Trung tâm Thiên văn học Phần Lan. Kuncarayakti là thành viên của nhóm nghiên cứu đã thực hiện các quan sát.

Khi ngôi sao giải phóng một phần lớn lớp hydro do sao đồng hành ở gần, vụ nổ của nó có thể được quan sát dưới dạng supernova loại Ib hoặc IIb.

Một sao nặng hơn phát nổ dưới dạng supernova loại Ic sau khi mất lớp heli của nó thông qua gió sao. Gió sao là những dòng hạt năng lượng cao từ bề mặt ngôi sao có thể tách lớp heli nằm phía dưới lớp heli ra khỏi ngôi sao.

"Tuy nhiên, sao đồng hành không có vai trò lớn đối với lớp heli của ngôi sao phát nổ. Thay vào đó, gió sao đóng vai trò trong quá trình này vì cường độ của chúng phụ thuộc vào chính khối lượng bên trong của ngôi sao. Theo các mô hình lý thuyết và quan sát của chúng tôi, hiệu ứng của gió sao đối với sự mất khối lượng của sao phát nổ chỉ đáng chú ý đối với các sao ở trên một giới hạn nhất định," Kuncarayakti nói.

Các quan sát của nhóm nghiên cứu cho thấy cái gọi là cơ chế lai là một mô hình tiềm năng trong việc mô tả tiến hóa của các sao nặng. Cơ chế lai cho biết trong suốt cuộc đời, ngôi sao có thể mất dần đi một phần khối lượng cho sao đồng hành cũng như do gió sao.

"Nhờ quan sát các sao chết đi và phát nổ supernova cùng những hiện tượng trong đó, chúng ta có thể cải thiện hiểu biết về tiến hóa của các sao nặng. Tuy nhiên, hiểu biết của chúng ta về tiến hóa của chúng vẫn còn rất xa nữa mới hoàn thiện," Giáo sư Seppo Mattila ở khoa Vật lý và Thiên văn học Đại học Turku cho biết.

Bryan
Theo Science Daily

Đọc tham khảo thêm:
- Sao: cấu tạo và tiến hóa
- Nova và supernova