Tinh vân Carina (NGC 3372) là một vùng tạo sao lớn trong thiên hà của chúng ta. Được phát hiện chính thức bởi nhà thiên văn người Pháp Nicolas Louis de Lacaille vào những năm 1750, tinh vân này trải dài hơn 300 năm ánh sáng, lớn và sáng đủ để dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Với một chiếc kính thiên văn, nhiều chi tiết hơn sẽ được lộ rõ - những chi tiết đều được nhìn thấy ở dải sáng biểu kiến. Tuy nhiên, một phần của thứ khiến cho tinh vân này trở nên tuyệt vời với người quan sát nghiệp dư lại chính là cái mà những nhà thiên văn chuyên nghiệp ghét nhất: bụi và khí phát sáng chặn tầm nhìn vào các sao đang hình thành ẩn trong những đám mây tối.

Nhưng với các thiết bị quan sát hồng ngoại có khả năng cảm nhận nhiệt độ, chúng có thể xâm nhập vào bụi và khí lạnh hơn của tinh vân để làm hé lộ những gì ảy ra bên trong. Những hình ảnh gần đây từ Kính thiên văn khảo sát biểu kiến và hồng ngoại (VISTA) - hiện đang là kính thiên văn hồng ngoại lớn nhất thế giới được sử dụng cho các khảo sát thiên văn học - đang giúp các nhà thiên văn học có được hiểu biết rõ ràng hơn bao giờ hết về những gì đang diễn ra ở vùng trong của khu vực này. Tới nay, VISTA đã giúp các nhà nghiên cứu xác định được gần 5 triệu nguồn hồng ngoại riêng biệt bên trong tinh vân, lập danh mục các sao đang hình thành với khối lượng từ 1/10 khối lượng của Mặt Trời. Nhiều trong số những nguồn này là những cụm sao trẻ mới phát hiện hoặc đã từng được biết nhưng mới được nghiên cứu rất ít.

Cũng giống như nhiều vùng tạo sao khác, tinh vân Carina hoạt động rất mạnh, đang trải qua những thay đổi nhanh hơn so với những dạng thiên thể khác có thể nhìn thấy trên bầu trời. Một trong những thành phần được biết tới nhiều nhất của nó là Eta Carniae - một hệ sao kép mà cách đây chưa tới hai thế kỷ đã là một trong những thiên thể sáng nhất khi quan sát từ Nam bán cầu và là ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời. Ngày nay, nó vẫn còn quan sát được bằng mắt thường, mặc dù độ sáng của nó đã thay đổi nhiều. Cặp sao này còn được bao quanh bởi tinh vân Homunculus nổi tiếng - một cấu trúc hai thùy của vật chất bị ném ra từ hệ sao.

 

Tinh vân Homunculus.

 

Một đối tượng nổi tiếng khác của tinh vân Carina là tinh vân Keyhole (lỗ chìa koas) - một đám mây khí đặc nằm gần Eta Carinae và chứa một số sao nặng đã liên tục làm biến đổi hình dạng của đám mây này trong vài trăm năm gần đây bởi gió mang các hạt mang điện từ chúng tương tác với vật chất còn lại của tinh vân.

Theo thời gian, các sao trẻ phá hủy tinh vân nơi chúng ta đời. Bức xạ cường độ cao và các hạt khác chúng phát ra phá hủy hoặc thổi bay khí và bụi bao quanh chúng đẻ cuối cùng chỉ còn lại các sao. Nhưng những giai đoạn sớm của sự tạo sao vẫn còn là một bí ẩn. Các quan sát hồng ngoại có thể xuyên qua vật chất đặc và tối để hoàn thiện bức tranh về cách mà thiên hà của chúng ta cùng những thiên hà khác tạo ra các sao và hệ hành tinh mới.

R.T
Theo Astronomy