Parker Solar Probe

Mặt Trời chứa tới 99,8% tổng khối lượng của Hệ Mặt Trời. Lực hấp dẫn của nó là thứ giữ cho mọi thứ ở đúng vị trí của mình, từ Sao Thủy nhỏ bé tới những hành tinh khí khổng lồ và cho tới tận Mây Oort cách xa 300 tỷ km. Nhưng mặc dù có lực kéo mạnh như vậy, thực tế việc tới Mặt Trời lại rất khó khăn: để tới được đó cần năng lượng gấp 55 lần năng lượng để tới được Sao Hỏa.

Sao lại khó tới vậy? Câu trả lời nằm ở một thực tế giống như việc Trái Đất được giữ cho không lao vào Mặt Trời. Hành tinh của chúng ta chuyển động rất nhanh - khoảng 108.000 km/h so với Mặt Trời. Cách duy nhất để rơi vào Mặt Trời là hủy chuyển động ngang đó.

Để vệ tinh thăm dò Mặt Trời Parker vừa lên đường đi vào khí quyển của Mặt Trời, nó chỉ cần loại bỏ chuyển động theo phương ngang với vận tốc 85.000 km/h, nhưng đó thực sự là việc không hề dễ chút nào. Ngoài việc sử dụng một lửa đẩy rất mạnh là Delta IV Heavy, Parker sẽ tận dụng hỗ trợ hấp dẫn của Sao Kim tất cả 7 lần trong hành trình 7 năm của nó để giảm tốc. Những lần hỗ trợ hấp dẫn này sẽ hút Parker vào gần Mặt Trời hơn cho tới khi đạt khoảng cách 6,16 triệu km tính từ bề mặt nhìn thấy của Mặt Trời trong những vòng quỹ đạo cuối cùng.

 

 

Mặc dù sẽ có được tốc độ chuyển động ngang phù hợp để tới gần Mặt Trời hơn, vệ tinh Parker cuối cùng sẽ tăng tốc tổng thể hướng vào Mặt Trời với sự hỗ trợ của hấp dẫn khủng khiếp từ Mặt Trời. Khi đó, nó cũng sẽ phá vỡ kỷ lục vận tốc mà con người từng tạo ra, với vận tốc sẽ đạt tới 692.000 km/h (192 km/s) ở những vòng quỹ đạo cuối cùng.

Vũ Quang
Theo NASA