Venus

Sao kim thường được gọi là hành tinh song sinh của Trái Đất bởi vì hai hành tinh có kích thước và thành phần bề mặt tương tự nhau. Ngoài ra, cả hai đều có bầu khí quyển với hệ thống thời tiết phức tạp, nhưng nhắc đến thời tiết thì chính nó lại là nơi điểm tương đồng giữa hai hành tinh kết thúc.

Sao Kim là một trong những nơi kém thân thiện nhất trong hệ Mặt Trời. Bầu khí quyển của nó bao gồm 96,5% carbon dioxide với nhiệt độ bề mặt luôn ở mức khoảng 500°C. Sao Kim là hành tinh có tốc độ quay chậm, nó cần 243 ngày để quay hết một vòng quanh trục. Chúng ta trông đợi rằng bầu khí quyển của nó sẽ thay đổi cùng nhịp điệu nhưng trên thực tế bầu khí quyển lại chỉ mất 4 ngày. Hiện tượng này được gọi là siêu quay và nó gây ra sự hỗn loạn đáng kể cho bầu khí quyển của hành tinh. Các nhà khoa học chưa hiểu rõ nguồn gốc và hoạt động của nó nhưng vẫn đang tìm kiểm câu trả lời cho câu đố này. Những cơn sóng trong bầu khí quyển của hành tinh có thể đóng vai trò quan trọng.

Kết quả nghiên cứu mới đây đến từ sự hợp tác quốc tế do Viện Khoa học Không Gian, cơ quan không gian Nhật Bản (JAXXA) dẫn đầu. Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không không gian và vật lý thiên văn từ các trường đại học và các viện nghiên cứu của Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ý và Đức đang hợp tác trong dự án này. Từ Đức, viện nghiên cứu môi trường Rhenish thuộc đại học Cologne và Trung tâm thiên văn học và Vật lý thiên văn tại trường đại học khoa học Berlin cũng tham gia.

Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu được tạo ra bởi tàu Venus Express nhằm mục đích điều tra thành phần của bầu khí quyển phức tạp của Sao Kim. Chúng bao gồm các phép đo về nhiệt độ với nhiều mẫu sóng ngang và dọc. Dữ liệu này cũng bao gồm những phép đo tổng thể đầu tiên từ việc theo dõi các đặc tính riêng trong những hình ảnh bức xạ nhiệt ở bước sóng 3,8 và 5,0 micromet trong giai đoạn 2006-2008 và 2015.

Sự kết hợp thông tin từ các sóng giúp hiểu được bản chất của các mẫu sóng được quan sát. Thông tin dạng dọc từ thiết bị VeRa (một thí nghiệm về bầu khí quyển nơi các sóng vô tuyến được gửi từ tàu vũ trụ Venus Express đang được phân tích) có thể giúp xác định được các sóng quan sát được như sóng trọng lực. Điều này rất quan trọng cho việc phân tích các quá trình của khí quyển.

Tiến sĩ Silvia Tellmann là Phó giám đốc khoa Nghiên cứu Hành tinh tại Viện Nghiên cứu Môi trường Rhenish thuộc đại học Cologne. Bà là một chuyên gia về cấu trúc, động học và sự lưu thông khí quyển của hành tinh và là đồng tác giả của nghiên cứu. “Chúng tôi đã có thể liên kết được những sóng trọng lực cố định được tìm thấy ở độ cao cao hơn so với bề mặt của Sao Kim”, bà nói. “Do đó, các sóng có thể được giải thích thông qua các gió gây ra bởi trở ngại địa hình. Chúng tôi cho rằng những sóng tĩnh này là có ảnh hưởng đáng kể đến sự liên tục của hiện tượng siêu quay trong bầu khí quyển của Sao Kim.

Mỹ Linh

Theo Science Daily