Kính thiên văn không gian Hubble của NASA đã phát hiện thấy những đám khí siêu nóng với kích thước gấp đôi Sao Hoả được phóng ra ở gần một ngôi sao đang chết.

 

Những quả cầu plasma này di chuyển nhanh đến mức chúng chỉ cần mất nửa giờ để đi hết khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Các nhà thiên văn học nghĩ rằng những vụ "bắn đại bác" này đã xảy ra đều đặn khoảng 8,5 năm một lần trong suốt 400 năm qua.

Các nhà thiên văn học đang cố gắng giải quyết bí ẩn về nguồn gốc của những quả cầu lửa này, nhưng giải thích tốt nhất của họ là chúng đến từ một sao đồng hành không được nhìn thấy có quĩ đạo elip. Khi sao đồng hành đi vào khu vực của lớp ngoài khí quyển của sao chính (có tên là sao V Hydrae), nó hút lấy vật chất tạo thành một đĩa quanh nó. Đĩa này chính là nơi bắn ra những quả cầu lửa đã được ghi nhận bởi Hubble.

Trưởng nhóm tác giả của nghiên cứu là Raghvendra Sahai cho biết đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến quá trình như thế này và nó có vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu cấu trúc của các tinh vân hành tinh.


Hình ảnh minh hoạ được dựng trên máy tính

Sahai và các đồng nghiệp đã dựng một mô hình về sao đồng hành với một đĩa bồi tụ để giải thích chính xác hơn sự có mặt của tinh vân hành tinh lưỡng cực và đa cực.

Sahai giải thích: "các sao không lồ đỉ không có đĩa bồi tụ, nhưng nhiều sao thường có sao đồng hành mà có lẽ khối lượng thường thấp hơn do quá trình tiến hoá chậm hơn."

Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ sử dụng kính Hubble để quan sát hệ V Hydrae và Tổ hợp kính ALMA đêt nghiên cứu những vụ phóng trước đó đã quá lạnh để Hubble có thể quan sát được.

Bryan
Theo Astronomy