Nhiều blog và website gần đây đã đưa thông tin sai về việc một tiểu hành tinh sẽ va chạm vào Trái Đất vào một lúc nào đó trong khoảng thời gian từ 15 đến 28 tháng 9 năm 2015. Theo như các thông tin đó, vụ va chạm sẽ xảy ra gần Puerto Rico, gây ra thiệt hại nặng nề cho bờ biển Đại Tây Dương và Gulf của Mỹ và Mexico, cũng như Nam và Trung Mỹ.

Một nhóm các nhà thiên văn bao gồm nhà nghiên cứu tại Đại học San Francisco đã khám phá ra một hành tinh mới chuyển động theo quỹ đạo quanh một cặp sao. Đây là hành tinh thứ mười thuộc dạng này đã được tìm ra bởi dự án Kepler của NASA, đánh dấu mốc 6 năm cho tàu không gian này.

Một nhóm các nhà thiên văn học nghiên cứu dữ liệu từ hơn 200.000 thiên hà đã đo được năng lượng sản sinh ra từ một phần lớn của vũ trụ chính xác hơn bao giờ hết. Kết quả này thể hiện rõ ràng mức độ tạo ra năng lượng trong phần vũ trụ quanh chúng ta. Họ nhận thấy rằng năng lượng được hình thành trong vùng vũ trụ này ngày nay chỉ bằng một nửa so với 2 tỷ năm trước và sự suy giảm này thể hiện ở mọi bước sóng từ tử ngoại đến hồng ngoại dài. Vũ trụ đang chết dần.

Lực hấp dẫn, một trong bốn loại lực cơ bản của tự nhiên, có tác dụng cố định trong toàn vũ trụ, theo một nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ về các pulsar ở khoảng cách lớn. Nghiên cứu đã giúp trả lời cho câu hỏi đã tồn tại từ lâu của vũ trụ học: Liệu lực hấp dẫn có là luôn như nhau? Câu trả lời đã được tìm thấy ngày nay là: Có!

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã khám phá ra rằng các sắc tố sinh học của cây, được gọi là các sắc tố quang hợp sinh học, để lại dấu hiệu đặc trưng ở ánh sáng mà chúng phản xạ lại. Các nhà thiên văn học có thể sử dụng tính chất này để hỗ trợ việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.