Thấu kính hấp dẫn xảy ra khi các nhà thiên văn học trên Trái Đất quan sát một thiên hà lớn hay một cụm thiên hà. Những thiên thể có khối lượng rất lớn giống như những thấu kính trong không gian, chúng bẻ cong mọi tia sáng đi qua gần chúng bởi lực hấp dẫn, và do đó tạo ra nhiều hình ảnh của những thiên thể khác ở xa phía sau chúng. Khi thiên thể ở xa và thiên hà gây ra thấu kính hấp dẫn thẳng hàng với chúng ta, cái chúng ta quan sát được sẽ là hình ảnh một chiếc vòng trong không gian.

 

Tàu không gian New Horizons của NASA đã gửi về những hình ảnh có độ phân giải cao nhất từ trước tới nay về Charon - vệ tinh lớn nhất của hành tinh lùn Pluto. Những bức ảnh này đã cho thấy một lịch sử phức tạp và dữ dội của thiên thể này.

 

Một trăm năm kể từ khi Einstein đề xuất ý tưởng về sóng hấp dẫn như là một phần của thuyết tương đối rộng của ông, một cuộc tìm kiếm kéo dài 11 năm được thưc hiện bởi kính thiên văn CSIRO Parkes (Australia) đã hoàn toàn thất bại trong việc xác định sóng này, dẫn tới một nghi ngờ đối với hiểu biết của chúng ta về các thiên hà và lỗ đen.

 

Gần đây, nhiều tờ báo và phương tiện tuyên truyền thông tin về việc đêm Trung thu này (đêm 27/09), chúng ta sẽ có cơ hội quan sát nguyệt thực toàn phần kết hợp với "siêu trăng", và thậm chí còn đặt cho nó một tên gọi là "siêu Trăng máu". Điều này đã gây chú ý của rất nhiều độc giả quan tâm. Trên thực tế, chúng ta không thể quan sát được nguyệt thực lần này. Còn hiện tượng gọi là "siêu Trăng", về bản chất cũng không phải một điều kì thú như nhiều người tưởng tượng.

Các nhà khoa học Canada đã đề xuất một phương pháp mới để đo khoảng cách của các thiên hà xa. Phương pháp này cũng có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự phân bố của vật chất trong vũ trụ.