Kính thiên văn không gian Hubble vừa qua đã phát hiện ra một vệ tinh mới, vệ tinh thứ tư của hành tinh lùn Pluto. Vệ tinh này tạm được đặt tên là P4, nó được phát hiện trong quá trình tìm kiếm các vành đai quanh các hành tinh lùn của kính Hubble.

Dù chỉ đứng một mình hay đi theo cặp, các lỗ đen không bao giờ đứng im. Nó không chỉ chuyển động tự quay mà còn chạy xuyên suốt thiên hà chứa nó. Theo nghiên cứu của các nhà vật lý thiên văn tại đại học Brigham Young (BYU), cả 2 chuyện động này tạo ra các dòng phun trào của vật chất và năng lượng mà chúng ta biết tới là các quasar.

Hôm nay, 12 tháng 7 năm 2011 là một ngày đặc biệt đối với Sao Hải Vương, nó đã hoàn thành đúng một chu kì quĩ đạo kể từ khi nó được phát hiện vào tối 23 tháng 9 năm 1846.

 

Như những thông tin chúng ta đã biết (trong một tin khác do Thienvanvietnam đã đưa), rạng sáng ngày hôm nay 16 tháng 6 năm 2011, một trong số những lần nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỉ 21 đã diễn ra và có thể được quan sát trên bầu trời Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết không cho phép nên chỉ có rất ít nơi trong nước có thể quan sát hiện tượng này.

 

Đêm 15, rạng sáng 16 tháng 6 tới, chúng ta sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài trong suốt 100 phút. Đây sẽ là nguyệt thực kéo dài thứ hai Việt Nam quan sát được trong thế kỉ 21 này.