blackhole

Sự tồn tại của lượng lớn phân tử trong gió của các lỗ đen siêu nặng ở trung tâm các thiên hà đã làm đau đầu các thiên văn học kể từ khi chúng được phát hiện ra hơn một thập kỷ trước. Các phân tử này là những thứ lạnh nhất vũ trụ, trong khi lỗ đen là nơi xảy ra những hiện tượng dữ dội nhất, vì vậy tìm thấy các phân tử như vậy ở lỗ đen cũng giống như phát hiện ra băng trong lò lửa.

Black hole

Sử dụng thiết bị MUSE thuộc kính thiên văn VLT của ESO đặt tại Chile, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một ngôi sao trong cụm sao NGC 3201 có hành vi rất kỳ lạ. Nó dường như đang chuyển động quanh một lỗ đen có khối lượng khoảng 4 lần Mặt Trời.

blackhole

Nghiên cứu mới đã tìm ra bằng chứng đầu tiên về những cơn gió mạnh quanh các lỗ đen xảy ra liên tục trong những vụ bùng sáng khi chúng nuốt lấy vật chất xung quanh.

El Gordo

Năm 2014, các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA đã phát hiện ra rằng cụm thiên hà khổng lồ này có tổng khối lượng tương đương với ba triệu tỷ lần Mặt Trời - một con số quá lớn, và vì thế nó được các nhà khoa học đặt tên là "El Gordo" (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "gã béo").

space

Các nhà khoa học qua nghiên cứu một đám mây phân tử lạnh ở khu vực chòm sao Taurus bằng các kính thiên văn vô tuyến đã phát hiện sự có mặt của một phân tử hữu cơ đặc biệt có tên là benzonitrile (C6H5CN). Khám phá này đánh dấu việc lần đầu tiên một phân tử có chứa vòng thơm được phát hiện trong không gian thông qua quang phổ vô tuyến.