RX J1131-1231

Một nhóm các nhà vật lý thiên văn thuộc Đại học Oklahoma (OU) đã lần đầu tiên khám phá ra những hành tinh ở bên ngoài thiên hà Milky Way. Sử dụng kỹ thuật vi thấu kính - một hiện tượng thiên văn đặc biệt được coi là phương pháp duy nhất được biết tới hiện nay để xác định các hành tinh ở khoảng cách rất xa, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định các thiên thể có kích thước từ Mặt Trăng tới Sao Mộc trong những thiên hà khác.

Asteroid approaches Earth

Một tiểu hành tinh rộng xấp xỉ 1 km sẽ bay ngang qua Trái Đất vào rạng sáng ngày thứ hai tới, 05/02/2018.

lunar eclipse

Tối 31 tháng 1 vừa qua, hiện tượng nguyệt thực toàn phần đã thu hút được sự chú ý của người yêu thiên văn nói riênh và đông đảo người yêu thích các hiện tượng thiên văn nói chung. Điều đáng tiếc là do mây mù nên khá nhiều khu vực ở Việt Nam đã không quan sát được hiện tượng đáng chú ý nhất của năm 2018 này.

blackhole

Sự tồn tại của lượng lớn phân tử trong gió của các lỗ đen siêu nặng ở trung tâm các thiên hà đã làm đau đầu các thiên văn học kể từ khi chúng được phát hiện ra hơn một thập kỷ trước. Các phân tử này là những thứ lạnh nhất vũ trụ, trong khi lỗ đen là nơi xảy ra những hiện tượng dữ dội nhất, vì vậy tìm thấy các phân tử như vậy ở lỗ đen cũng giống như phát hiện ra băng trong lò lửa.

Black hole

Sử dụng thiết bị MUSE thuộc kính thiên văn VLT của ESO đặt tại Chile, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một ngôi sao trong cụm sao NGC 3201 có hành vi rất kỳ lạ. Nó dường như đang chuyển động quanh một lỗ đen có khối lượng khoảng 4 lần Mặt Trời.