Ultramassive black hole

Nhờ dữ liệu thu thập bởi đài quan sát Chandra X-ray của NASA về các thiên hà ở phạm vi khoảng cách lên tới 3,5 tỷ năm ánh sáng, một nhóm vật lý thiên văn đa quốc gia đã phát hiện ra những lỗ đen lớn nhất từng được khám phá trong vũ trụ. Tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy lỗ đen "siêu siêu nặng" này đang lớn lên nhanh hơn các sao trong thiên hà của chúng.

Tabby's star

KIC 8462852, hay "sao Tabby", được đặt tên theo Tabetha Boyajian - nhà khoa học tại Đại học bang Louisiana (Mỹ) đứng đầu việc nghiên cứu ngôi sao này. Nó là một sao kích thước trung bình, lớn hơn Mặt Trời khoảng 50% và nóng hơn khoảng 1.000 độ, cách chúng ta khoảng 1.000 năm ánh sáng. Tuy nhiên độ sáng của nó đã tăng lên và giảm đi một cách không thường xuyên mà chưa có bất cứ lời giải thích hợp lý nào. Nhiều lý thuyết và suy đoán khác nhau đã được đề xuất để giải thích độ sáng bất thường của nó, trong đó có giả thuyết về một siêu cấu trúc ngoài hành tinh chuyển động quanh ngôi sao này.

Dung Beetle

Những động vật sống về đêm có thể sử dụng các ngôi sao và dải sáng Ngân hà (dải sáng biểu kiến của thiên hà Milky Way) để tìm đường trong đêm tối. Trong khi việc định hướng của động vật đang là đề tài được nghiên cứu khắp thế giới, các nhà khoa học ở Đại học Lund (Thụy Điển) đã tổng kết những nghiên cứu đã có và đưa ra những nhận định và thách thức sẽ tới.

Exoplanets

Dựa trên dữ liệu có được từ dự án K2 của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học đa quốc gia vừa xác nhận thêm sự tồn tại của gần 100 ngoại hành tinh mới. Việc này nâng tổng số ngoại hành tinh - các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời - do K2 phát hiện được lên gần 300. Kết quả này vừa được công bố trên Astronomical Journal.

rosetta nebula

Một lỗ hở ở trung tâm của đám mây liên sao tuyệt đẹp như một bông hồng này đã thách đố các nhà thiên văn học suốt hàng thập kỷ. Nhưng một nghiên cứu mới đứng đầu bởi Đại học Leeds (Anh) đã đưa ra lời giải thích cho sự khác biệt giữa kích thước và tuổi của lỗ hở cũng như các sao ở trung tâm của tinh vân Rosette.