planetary core

Trong 5 hoặc 6 tỷ năm nữa, Mặt Trời của chúng ta sẽ phồng to thành một sao khổng lồ đỏ lớn gấp hàng trăm lần hiện nay. Nó sẽ lấn qua Sao Thủy, Sao Kim và có thể cả Trái Đất, và rồi từ từ thổi tung những lớp ngoài của chính nó. Cái lõi đặc và nóng còn lại bên trong được gọi là sao lùn trắng. Nó sẽ phát sáng tiếp trong hàng tỷ năm nữa.

astronaut

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên eNeuro, các nhà khoa học cho biết việc bị phơi dưới bức xạ liên tục ở mức thấp - tương tư như điều kiện ngoài không gian - gây ra sự suy giảm hệ thần kinh và hành vi của chuột. Điều này nhấn mạnh việc cần thiết phải phát triển các biện pháp an toàn để bảo vệ bộ não của con người đối với bức xạ trong những nhiệm vụ không gian khi mà các nhà du hành đang chuẩn bị đi tới Sao Hỏa.

meteor shower

Mưa sao băng Perseids - mưa sao băng được coi là lớn nhất hàng năm - sẽ đạt cực điểm vào gần giữa tháng 8 này. Mặc dù sẽ không có một vụ bùng nổ sao băng, cũng như ánh Trăng sẽ cản trở phần nào, đây vẫn là hiện tượng đáng chú ý nếu thời tiết thuận lợi.

Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh bằng phương pháp quá cảnh (TESS) của NASA vừa phát hiện ra hành tinh đầu tiên có tiềm năng của sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời, một 'siêu Trái Đất' nằm cách chúng ta khoảng 31 năm ánh sáng.

WASP-121b

Các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn không gian Hubble để xác định nhiệt độ của một ngoại hành tinh có tên là WASP-121b và khám phá ra rằng thế giới này nóng tới mức các kim loại nặng bị bay hơi khỏi nó. Đây là lần đầu tiên hiện tượng này được quan sát.