Thiên hà NGC 4700 được chụp trong bức ảnh của kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy nó là nơi chứa rất nhiều các sao đang trong giai đoạn hình thành mạnh mẽ.

Quá trình hình thành Hệ Mặt Trời của chúng ta có thể đã được khởi động bởi một sóng xung kích (shock wave) từ một ngôi sao phát nổ lan truyền qua một đám mây khí khổng lồ đang quay, các nhà thiên văn học Mỹ cho biết.

Mưa sao băng Perseids (Perseids meteor shower), trận mưa sao băng lớn nhất trong năm đang chờ đợi những người thích quan sát bầu trời vào tháng 8 này. Với sự hỗ trợ của thời tiết, chúng ta sẽ có cơ hội rất lớn để quan sát hiện tượng thú vị này.

 

Hơn năm mươi năm trước, một supernova (siêu tân tinh) được phát hiện trong M83, một thiên hà xoắn cách Trái Đất khoảng 15 triệu năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã sử dụng đài quan sát Chandra X-ray của NASA để lần đầu tiên phát hiện ra bức xạ tia X từ phần tàn sót lại của vụ nổ.

Một góc nhìn mới bao hàm cả 2 khía cạnh dạng lỏng và dạng phân tử của hạt nhân đã được đề xuất bởi một nhóm nghiên cứu từ Học viên Vật lý Hạt nhân d’Orsay (Đại học Nam Paris/CNRS) và từ CEA (Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp), phối hợp với Đại học Zagreb. Bằng cách so sánh với các ngôi sao neutron[1], các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã có thể tìm ra một trong những điều kiện cần thiết cho sự hình thành của tính phân tử của hạt nhân nguyên tử. Tính phân tử ấy giúp chúng ta có thể hiểu được sự tổng hợp của các nguyên tố thiết yếu cho sự xuất hiện của sự sống[1].