- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Hình ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA. Nó cho thấy thiên hà xoắn UGC 9684 nằm cách chúng ta khoảng 240 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Boötes. Nhiều đặc điểm quan trọng của một thiên hà dạng này được nhìn thấy một cách nổi bật trong hình, trong đó có cấu trúc dạng thanh rõ nét ở gần vùng trung tâm và một quầng bao quanh đĩa thiên hà.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Được chụp vào tháng 9 năm ngoái bởi Solar Orbiter của ESA, bức ảnh này mang lại một cái nhìn cận cảnh về ngôi sao của chúng ta, cho thấy khu vực chuyển tiếp hỗn loạn giữa sắc cầu và nhật hoa - hai lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt Trời. Những khu vực sáng hơn trong bức ảnh là khu vực nơi nhiệt độ lên tới khoảng 1 triệu độ C, trong khi những khu vực nguội hơn trông tối hơn một chút vì chúng hấp thụ bức xạ.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Các nhà khoa học hành tinh tại Đại học Colorado Boulder đã khám phá ra làm thế nào mà Sao Kim - hành tinh láng giềng nóng rực và không thể sống được của chúng ta - trở nên khô cằn đến vậy.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Các nhà thiên văn học châu Âu đã thực hiện quan sát quang phổ học và trắc quang đối với một ngoại hành tinh khổng lồ xa xôi được biết đến với tên gọi TOI-837 b. Kết quả là họ phát hiện ra rằng TOI-837 b là một hành tinh cỡ Sao Thổ còn khá trẻ với một lõi khối lượng lớn, điều này thách thức các lý thuyết hiện nay về sự hình thành lõi hành tinh.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một phân tử lớn khác thường mà trước đây chưa được phát hiện trong tinh vân 'Chân Mèo' (Cat's Paw Nebula), một vùng tạo sao cách Trái Đất khoảng 5.500 năm ánh sáng. Được tạo thành từ 13 nguyên tử, hợp chất này được gọi là 2-methoxyethanol, là một trong những phân tử lớn nhất từng được xác định ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta, các nhà khoa học đã thông báo phát hiện này vào ngày 12 tháng 4 trên The Astrophysical Journal Letters.