- Chi tiết
- Đặng Vũ Tuấn Sơn
- Hệ Mặt Trời
Chúng ta sống trên Trái Đất, một trái cầu lơ lửng, lăn tròn. Hàng đêm, bầu trời của chúng ta sáng lên nhờ những đốm sáng nhỏ bé mà chúng ta vẫn gọi là các ngôi sao, các tinh tú. Giờ đây chúng ta đều biết rằng mỗi đốm sáng nhỏ bé đó đều là các khối cầu khí khổng lồ có khả năng tự phát sáng và phát nhiệt, đó là cách duy nhất để ánh sáng của chúng đến được với chúng ta. Trong số hàng tỷ tỷ ngôi sao đó, chỉ có một ngôi sao duy nhất đã mang lại cho chúng ta sự sống, một ngôi sao không bao giờ xuất hiện vào ban đêm bởi vì bản thân sự hiện diện của nó đã đồng nghĩa với ánh sáng ban ngày. Có lẽ chúng ta chẳng bao giờ gọi nó là một ngôi sao bởi vì nó đã có một tên gọi khác : Mặt Trời.
- Chi tiết
- Đặng Vũ Tuấn Sơn
- Hệ Mặt Trời
Một cách tương đối dễ hiểu, hành tinh (planet) là các thiên thể dưới cấp sao, có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các sao. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân giúp chúng phát sáng được như các ngôi sao nên hành tinh là các thiên thể tối. Đa số chúng chuyển động quanh một sao hoặc một hệ sao (gọi là sao mẹ, hay sao chủ của hành tinh), tuy nhiên cũng có một số hành tinh trôi tự do trong không gian liên sao. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Page 3 of 3
- Start
- Trang trước
- 1
- 2
- 3
- Trang sau
- End