Nghiên cứu mới cửa các nhà khoa học Nhật Bản hứa hẹn sẽ thức đẩy việc tìm kiếm nguồn gốc của sự sống trong vùng xa của vũ trụ. Những khối vật chất mang theo các thành phần hoá học tạo ra sự sống sinh học đã được ra đời từ những vụ nổ của các ngôi sao. Vấn đề là đó là những sao nào, khi nào và như thế nào?

 

Nhà vật lý thiên văn Takeshi Sakai tin rằng các sao lớn ra đời trong những cụm sao cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng có chứa những manh mối dẫn tới nguồn gốc của sự sống. Tuy nhiên việc nghiên cứu những thiên thể xa như vậy thực sự là một bài toán khó.

"Tôi đang sử dụng ALMA (Tổ hợp kính thiên văn milimet/hạ-milimet Atacana ở Chile) để nghiên cứu sự tạo thành của các ngôi sao." Sakai giải thích, "Cụ thể là tôi chú ý đến các sao khối lượng lớn được tạo thành trong các cụm sao có khoảng cách xấp xỉ 10.000 năm ánh sáng. Các sao khối lượng lớn đóng một vai trò quan trọng trong tiến hoá của các thiên hà và trên hết, chúng lưu giữ những bí mật của nguồn gốc sự sống trên Trái Đất."

Các nhà nghiên cứu tin rằng khoảng 70% sao trong vũ trụ nằm trong các cụm sao, nhưng những cụm gần nhất và dễ nghiên cứu nhất hầu hết là các sao nhẹ. Dù vậy, nghiên cứu mới đang giúp các nhà khoa học có khả năng tốt hơn trong việc phân tích các cụm sao xa. Bằng cách quan sát sự thay đổi thành phần hoá học của mây khí bụi trong các cụm sao ở xa, các nhà nghiên cứu có thể xác định và nghiên cứu các giai đoạn sớm của sự tạo thành sao.

Gần đây, Sakai và các đồng nghiệp của ông đã tìm thấy bằng chứng về một đám mây đậm đặc giàu carbon monoxide (CO), ammonia (NH3) và các phân tử hữu cơ phức tạp, gợi ý rằng đây là quá trình tạo thành của một ngôi sao - mới khoảng 1.000 tuổi.

Khám khá này đã được công bố trên tạo chí Vật lý thiên văn (Astrophysical journal).

"Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự tạo thành các thiên hà và cuối cùng sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất." - Sakai nói.

Bryan
Theo Space Daily