altMột nhóm các nhà vật lý thiên văn quốc tế đứng đầu bởi các nhà khoa học của Đại học Johns Hopkins lần đầu tiên đã chứng kiến một ngôi sao bị nuốt bởi lỗ đen, giải phóng ra một quầng lửa của vật chất bốc cháy với gần vận tốc ánh sáng.

 


Phát hiện được công bố trên tạp chí Science cho biết ngôi sao có kích thước cỡ Mặt Trời bị cuốn vào một lỗ đen siêu nặng bởi lúc hấp dẫn từ lỗ đen này - theo Sjoert van Velzen, nhà nghiên cứu của dự án Hubble tại đại học Johns Hopkins.

"Những hiện tượng thế này là cực hiếm", van Velzen nói, "Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy mọi thứ từ một cuộc phá huỷ sao dẫn tới một dòng vật chất hình nón, và chúng tôi đã quan sát nó diễn ra trong vài tháng."

Các lỗ đen là những vùng trong không gian có mật độ đặc tới mức lực hấp dẫn là không thể chống lại, nó ngăn cản sự thoát ra của vật chất, khí và thậm chí cả ánh sáng, khiến cho chúng trở nên vô hình, tạo nên một khoảng trống trong cấu trúc của không gian. Các nhà vật lý thiên văn đã dự đoán rằng khi một lỗ đen nuốt lấy lượng khí lớn, trong trường hợp này là cả một ngôi sao, một luồng vật chất ở thể plasma có thể được phóng ra với vận tốc cao khỏi chân trời sự kiện của lỗ đen. Nghiên cứu mới gợi ý rằng dự đoán này là đúng - các nhà khoa học cho biết.

Lỗ đen siêu nặng là những lỗ đen lớn nhất, được tin rằng có tồn tại ở trung tâm của hầu hết các thiên hà. Lỗ đen này thuộc loại nhẹ nhất trong số chúng, với khối lượng chỉ khoảng một triệu lần của Mặt Trời, nhưng vẫn đủ lớn để nuốt gọn một ngôi sao.

alt

Hình ảnh được tạo thành trên máy tính, mang tính chất minh hoạ



Quan sát đầu tiên về sự phá huỷ sao này đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu ở đại học bang Ohio, sử dụng một kính thiên văn quang học ở Hawaii. Nhóm này đã công bố kết quả của họ trên Twitter vào đầu tháng 12 năm 2014.

Sau khi đọc về sự kiện này, van Velzen liên lạc với một nhóm vật lý thiên văn đứng đầu bởi Rob Fender ở đại học Oxfrod (Anh). Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kính thiên văn vô tuyến để tiến hành quan sát sớm nhất có thể. Họ đã vừa kịp lúc để bắt được sự kiện này.

Nhóm nghiên cứu quốc tế sử dụng dữ liệu có được từ các vệ tinh và các kính thiên văn mặt đất thu ở bước sóng biểu kiến, vô tuyến và X-ray để có được bức tranh toàn cảnh nhiều bước sóng về sự kiện. Nó cho thấy thiên hà được quan sát gần Trái Đất hơn những tính toán trước đây. Thiên hà này cách chúng ta khoảng 300 triệu năm ánh sáng, trong khi kết quả nghiên cứu cũ cho rằng nó phải xa gấp 3 lần như thế.

Bước đầu tiên mà nhóm nghiên cứu cần làm là loại trừ khả năng tín hiệu họ thu được là từ đĩa bồi tụ đã tồn tại từ sớm khi lỗ đen cuốn vật chất vào từ không gian xung quanh. Điều đó giúp cho việc khẳng định được rằng sự gia tăng bức xạ đột ngột ở lỗ đen là do có một ngôi sao mới bị giữ lại.

"Sự phá huỷ một ngôi sao bởi lỗ đen phức tạp một cách tuyệt đẹp, và vượt xa hiểu biết của chúng ta", van Velzen nói, "Từ những quan sát của chúng tôi, chúng tôi biết rằng những mảnh vụn từ ngôi sao có thể tạo nên một luồng vật chất rất nhanh, điều rất rất có giá trị cho việc xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh về những sự kiện như thế này."

Bryan (VACA)
Theo Science Daily