Cách Trái Đất 450 năm ánh sáng, một ngôi sao trẻ tên là LkCa15 với đĩa vật chất chuyển động quanh nó đang là nơi khai sinh của các hành tinh. Bất chấp khoảng cách đáng kể của đĩa tiền hành tinh này cùng với khí quyển bụi bặm của nó, các nhà thiên của ở Đại học Arizona (UA) đã chụp được hình ảnh đầu tiên của một hành tinh đang hình thành, một hành tinh nằm trong một khoảng trống trong đĩa vật chất của LkCa15.

 

 

Trong số khoảng 2000 ngoại hành tinh (các hành tinh có quĩ đạo quanh các ngôi sao không phải Mặt Trời) đã được biết tới, chỉ có khoảng 100 cái đã được ghi hình, và đều ở thời điểm khi chúng đã tạo thành khá lâu, không có bức ảnh nào ghi lại một hành tinh đang hình thành.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi hình được một hành tinh có thể nói là đang hình thành." Cho biết của Steph Sallum - một sinh viên đã tốt nghiệp UA, hiện đang đúng đầu nghiên cứu cùng với Kate Follette, một cựu sinh viên đang nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đại học Stanford.

Các kết quả thu được của nhóm nghiên cứu đã được công bố ngày 19 tháng 11 trên tạp chí Nature.

Chỉ mới vài tháng trước, Sallum và Follete vẫn còn làm việc độc lập. Nhưng một cách tình cờ họ cùng tập trung quan sát một ngôi sao. Cả hai đều quan sát LkCa15 - ngôi sao có một đĩa tiền hành tinh đặc biệt với khoảng tróng bên trong.

Đĩa tiền hành tinh tạo thành quanh các sao trẻ nhờ vật chất còn sót lại sau giai đoạn hình thành sao. Các hành tinh được cho là hình thành bên trong đĩa nhờ việc bồi tụ bụi và các phần vật chất thừa của ngôi sao. Một khoảng trống được tạo thành bên trong đĩa nhờ quá trình dọn sạch một phần vật chất này và đó là nơi hành tinh có mặt.

 

Quan sát mới của các nhà nghiên cứu chứng minh cho giả thuyết này. Sallum cho biết các nhà nghiên cứu đã có thể ghi hình các thiên thể ở gần và mờ hơn sao mẹ rất nhiều. "Đó là bởi các nhà nghiên cứu ở Đại học Arizona đã phát triển các thiết bị và công nghệ cho phép thực hiện những quan sát khó khăn" - bà nói.

Những thiết bị này bao gồm kính thiên văn kép lớn (LBT), hiện là kính thiên văn lớn nhất thế giới đặt trên núi Graham, Arizona, và kính thiên văn Magellan của UA cùng hệ thống thích ứng quang học MagAO đặt tại Chile.

Chụp những bức ảnh sắc nét của các thiên thể ở xa là rất khó bởi sự nhiễu loạn khí nóng và lạnh trong khí quyển.

"Khi bạn nhìn xuyên qua khí quyển Trái Đất, cái mà bạn thấy là khí nóng và lạnh hoà trộn lẫn lộn khiến cho các ngôi sao trở nên lấp lánh," Laird Close, giáo sư thiên văn học UA đồng thời là người hướng dẫn tốt nghiệp của Follette, nói "Với một kính thiên văn lớn, đó là một bi kịch. Bạn thấy hình ảnh rất xấu, nhưng đó cũng chính là hiện tượng tạo ra ánh sáng phố phường và khiến các ngôi sao lấp lánh".

Josh Eisner, giáo sư thiên văn học của UA và hướng dẫn tốt nghiệp cho Sallum cho biết các kính thiên văn lớn "luôn gặp phải điều này". Nhưng nhờ sử dụng hệ thích ứng quang học của LBT và một công nghệ ghi hình mới, ông và Sallum đã thành công trong việc chụp được những bức ảnh hồng ngoại rõ nhất về LkCa15.

Cùng lúc đó, Close và Follette sử dụng hệ thích ứng quang học MagAO của kính Magellan cũng tìm ra cùng một kết quả một cách độc lập với Eisner và Sallum.

"Những kết quả thế nàu chỉ có thể có được với việc ứng dụng rất nhiều công nghệ cao cấp mới trong việc ghi hình các ngôi sao," giáo sư Peter Tuthill ở đại học Sydney, đồng tác giả của nghiên cứu nói, "và thật tuyệt vời khi thấy chúng mang lại kết quả ấn tượng như vậy."

Bryan (VACA)
Theo Science Daily