Các nhà khoa học đã lập ra được các bản đồ mới của Sao Mộc hiển thị rõ những thay đổi trong Vết Đỏ Lớn thông qua sử dụng kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA. Những bức ảnh cũng đã cho thấy một cấu trúc sóng hiếm gặp trong khí quyển của hành tinh này, cấu trúc này xuất hiện lần cuối từ nhiều thập kỷ trước. Bức ảnh mới này chỉ là đầu tiên trong một loạt ảnh các hành tinh nhóm ngoài Hệ Mặt Trời hàng năm, với mục đích cho chúng ta một cái nhìn về các hành tinh và giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự thay đổi của chúng theo thời gian.
Rất nhiều đặc điểm đã được thu lại trong hình ảnh mới này của Sao Mộc, bao gồm cả gió, mây và bão. Các nhà khoa học đã chụp những tấm ảnh này với máy ảnh Wide Field 3 của NASA trong khoảng thời gian hơn 10 giờ đồng hồ và đã lập ra được hai bản đồ của cả hành tinh này qua quan sát. Những tấm bản đồ này có thể giúp chúng ta xác định được tốc độ gió, các hiện tượng khác thường và các thay đổi trong những đặc điểm nổi trội nhất của Sao Mộc.
Các hình ảnh đã xác nhận cơn bão lớn đi trên bề mặt Sao Mộc trong ít nhất đã 300 năm đang tiếp tục nhỏ đi nhưng sẽ không biến mất một cách dễ dàng. Cơn bão này có tên là Vết Đỏ Lớn và được nhìn thấy tại trung tâm bức ảnh hành tinh. Nó đã dần nhỏ đi với tốc độ nhanh hơn trong những năm trở lại đây. Nhưng có vẻ như tốc độ đó đã lại trở nên chậm như trước, mặc dù trên ảnh ta có thể ước tính nó đã nhỏ hơn 240 kilomet so với năm 2014.
Một đặc điểm thú vị khác mới được các nhà nghiên cứu phát hiện là một loại cấu trúc sóng hiếm gặp mới chỉ được phát hiện duy nhất một lần cách đây hàng thập kỷ trước bởi chương trình Voyager 2 từ năm 1977. Do hình ảnh thu lại được từ Voyager 2 lúc đó chưa rõ ràng, các nhà thiên văn từng cho rằng loại sóng này không có thật cho đến tận bây giờ.
Loại sóng này được phát hiện tại một khu vực có nhiều lốc xoáy và phản xoáy Một loại sóng tương tự (thường được gọi là sóng baroclinic) đôi lúc xuất hiện trong bầu khí quyển khi lốc xoáy hình thành. Loại sóng này có khả năng được hình thành từ một lớp khí dưới các đám mây
Các quan sát Sao Mộc đã góp phần vào việc lập ra chương trình OPAL (Outer Planet Atmospheres Legacy), cho phép Hubble dành thời gian mỗi năm để quan sát các hành tinh nhóm ngoài. Ngoài Sao Mộc ra, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng đã được quan sát theo một phần của chương trình và bản đồ các hành tinh đó sẽ được đưa vào lưu trữ công khai. Sao Thổ cũng sẽ được thêm vào sau đó. Việc thu thập các bản đồ này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn không chỉ về khí quyển của các hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt Trời mà còn về cả khí quyển của chính Trái Đất chúng ta cũng như của các hành tinh đang còn tiếp tục được khám phá quanh các sao khác.
Tuấn Phong
(VACA)
Theo Science Daily